Ngân hàng nào tăng phí SMS cao nhất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần đây hàng loạt ngân hàng tăng phí tin nhắn SMS, có ngân hàng áp dụng mức phí tối đa lên tới 500 nghìn đồng/tháng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa thông báo về việc điều chỉnh phí dịch vụ SMS Banking theo số lượng tin nhắn trong tháng.

Theo đó, với tài khoản nhận tối đa 30 tin nhắn/tháng, mức phí vẫn là 15.000 đồng/tháng như cũ. Nếu tính cả VAT, chi phí mỗi tháng là 16.500 đồng, kể cả trường hợp không có tin nhắn phát sinh trong tháng. Ngoài ra, Sacombank thu thêm 11.000 đồng/tháng (đã bao gồm VAT) phí xác thực OTP qua SMS.

Với những tài khoản nhận trên 30 tin nhắn/tháng, kể từ ngày 1/9 tới, Sacombank sẽ không thu phí cố định mà thu theo số lượng tin nhắn với giá 500 đồng/tin (chưa bao gồm VAT).

Sacombank thu tối đa 500.000 đồng/tài khoản mỗi tháng. Mức tối đa khách hàng phải trả cho phí dịch vụ SMS Banking là 550.000 đồng, đã bao gồm VAT.

Nhiều ngân hàng tăng phí SMS.

Nhiều ngân hàng tăng phí SMS.

Mới đây, ngân hàng VietinBank cũng điều chỉnh mức phí tin nhắn SMS. Theo đó, nếu số lượng SMS báo biến động số dư là 14 tin hoặc nhỏ hơn, khách hàng sẽ hưởng mức phí cố định hiện hành là 11.000 đồng (đã gồm VAT).

Với số lượng SMS biến động số dư cao hơn, ngân hàng tính phí theo thực tế. Ví dụ, khách hàng phát sinh 50 SMS trong tháng thì phí dịch vụ là 50*880 VND/SMS – 44.000 đồng (đã gồm VAT).

Tương tự, VPBank điều chỉnh phí dịch vụ SMS Banking theo hướng dùng ít - trả ít, dùng nhiều - trả nhiều, kể từ ngày 1/9/2023. Ngân hàng sẽ điều chỉnh phí SMS banking từ gói cố định hàng tháng là 12.000 đồng/số tài khoản thành biểu phí tăng dần tính theo số lượng tin nhận được hàng tháng. Mức phí cao nhất mà người dùng có thể phải trả là 77.000 đồng (đã bao gồm VAT) khi phát sinh 101 SMS trở lên trong một tháng.

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Trên cơ sở các nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp được Trung ương giao, Sở Dân tộc và Tôn giáo Gia Lai phối hợp cùng các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025).

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

(GLO)- Nhằm thực hiện chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025.

Giá USD tăng lên 26.000 đồng

Giá USD tăng lên 26.000 đồng

Các ngân hàng tăng giá USD thêm 30 - 80 đồng trong sáng 14.4, lên lại 26.000 đồng/USD. Trong khi đó giá đồng bạc xanh trên thị trường thế giới giảm sâu xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.