Nâng cao nhận thức cộng đồng về tự kỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trung tâm Nụ cười Pleiku (số 71 Bùi Đình Túy, TP. Pleiku) vừa tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về hội chứng tự kỷ.

Tạo sân chơi đa dạng, tăng kết nối giữa cha mẹ và con cái, truyền thông trực quan để nâng cao nhận thức cộng đồng về hội chứng tự kỷ… là những hoạt động được Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Nụ cười Pleiku tổ chức mới đây nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4).

Chiều 29-3, một góc khuôn viên Bảo tàng tỉnh được trang trí thành sân chơi hấp dẫn, đầy sắc màu với các “gian hàng vui vẻ và sáng tạo” như: đất nặn, tô tượng, bong bóng dải ngân hà, vẽ tranh bằng rau củ…; khu hoạt động ngoài trời với con đường giác quan chinh phục túi mù, chiếc ghế âm nhạc cùng các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, cướp cờ…

Cách đó không xa là khu sách truyện gồm sách giác quan, các loại sách về tâm lý trị liệu, truyện tranh… Hơn 30 bức tranh của trẻ tự kỷ cũng được trưng bày, thể hiện cái nhìn về thế giới xung quanh và mơ ước của các em.

00cac-be-hao-hung-tham-gia-tro-choi-van-dong-tai-chuong-trinh.jpg
Các bé hào hứng tham gia trò chơi vận động tại chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Với thông điệp “Hiểu và tôn trọng sự khác biệt”, các giáo viên đến từ Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Nụ cười Pleiku cũng truyền thông rộng rãi về tự kỷ đến cộng đồng thông qua các tấm pa nô đơn giản mà trực quan về các cách nhận biết hội chứng này, những sai lệch và hiệu quả của phương pháp can thiệp sớm…

Nhiều gia đình có con em tự kỷ đã đưa các cháu đến với sân chơi ý nghĩa này. Chị P.T.H. (đường Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) cho biết: Con trai đầu của chị là cháu L.H.V. (SN 2016). Khi chào đời, V. hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh nhưng đến 2 tuổi vẫn chậm nói. Năm 3 tuổi, cháu càng bộc lộ sự bất thường so với những đứa trẻ cùng trang lứa như không phát triển ngôn ngữ, muốn gì chỉ khóc, gọi thì ít khi quay lại, không giao tiếp bằng mắt với người khác…

Sau khi thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh), cháu V. được chẩn đoán có dấu hiệu tự kỷ. Chị H. kể: “Tôi đưa cháu đến học tập, rèn luyện tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Nụ cười Pleiku. Học được tầm vài tháng, một hôm, tôi tới đón bỗng thấy con chạy ra nói: Xin chào!”. Kể đến đây, mắt chị H. lại ngân ngấn. Niềm hạnh phúc nhân lên từng ngày khi cháu V. bắt đầu phát triển ngôn ngữ cùng khả năng giao tiếp. Hiện cháu đang học lớp 2 Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Cô giáo và các bạn cùng lớp đón nhận, giúp đỡ V. hòa nhập. Hàng ngày, V. học 1 buổi ở trường, 1 buổi ở Trung tâm. “Chỉ mong con học tốt để sau này có thể tự lo được cho bản thân”-chị H. chia sẻ.

2.jpg
Anh Lê Mạnh Hùng dành thời gian chơi cùng con tại chương trình hưởng ứng Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4). Ảnh: Lam Nguyên

Tuy vậy, không phải trẻ tự kỷ nào cũng tiến triển nhanh như kỳ vọng của gia đình. Nhìn con trai Lê Đức Huy (SN 2014) hào hứng ngồi chơi đất nặn, anh Lê Mạnh Hùng (tổ 4, phường Ia Kring, TP. Pleiku) cho hay: Huy thuộc dạng tự kỷ điển hình nên quá trình can thiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Từ lúc 1 tuổi trở đi, Huy giao tiếp bằng mắt kém dần; trên 2 tuổi bắt đầu có những biểu hiện như: đi nhón chân, hay chạy nhảy, leo trèo, chậm phát triển ngôn ngữ, thích xoay tròn mà không biết chóng mặt... Khi quyết tâm đưa đi TP. Hồ Chí Minh thăm khám, nghe đến 2 từ “tự kỷ” anh còn chưa kịp buồn vì lúc đó đây là khái niệm xa lạ. Tìm hiểu rõ hội chứng này, cả gia đình mới ngỡ ngàng.

0choi-dat-nan-la-tro-choi-giup-phat-trien-giac-quan-rat-tot-doi-voi-tre-tu-ky.jpg
Chơi đất nặn là trò chơi giúp phát triển giác quan rất tốt đối với trẻ tự kỷ. Ảnh: Lam Nguyên

Biết đến Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Nụ cười Pleiku, anh đưa con đến trị liệu từ cuối năm 2017. Mỗi ngày, sau khi đón con từ Trung tâm về, anh gạt công việc in ấn tại nhà sang một bên để toàn tâm với con. Bằng sự kiên nhẫn của giáo viên có chuyên môn và sự quan tâm của gia đình, tình hình của cháu Huy dần tiến triển. Hiện Huy vẫn chưa thể dùng ngôn ngữ diễn đạt suy nghĩ nhưng đã biết chỉ tay để bày tỏ ý muốn.

“Đây đã là một tiến bộ lớn của con. Con cũng biết nghe lời hơn trước. Nếu không, với thể trạng hiện nay nhưng tần suất hoạt động, chạy nhảy như lúc 3 tuổi thì không thể nào trông giữ nổi”-anh Hùng nói.

Trao đổi với P.V, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Liệu-Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Nụ cười Pleiku-cho biết: Phổ tự kỷ biểu hiện trên 3 lĩnh vực: rối loạn tương tác và giao tiếp; rối loạn giác quan; rối loạn hành vi. Hoạt động cộng đồng do Trung tâm vừa tổ chức với mục tiêu giúp mọi người hiểu, nhận diện về rối loạn phổ tự kỷ và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Phụ huynh có con tự kỷ được hỗ trợ giải quyết vấn đề tâm lý, được những người có chuyên môn hướng dẫn, không để trẻ bỏ qua “giai đoạn vàng” trong phát triển ngôn ngữ, phát triển giao tiếp (dưới 36 tháng tuổi). Đây cũng là dịp nâng cao nhận thức cộng đồng và giúp các cháu hòa nhập tốt hơn trong sinh hoạt, học tập.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Liệu thông tin thêm: Hiện tại, Trung tâm có 70 trẻ đang được can thiệp rối loạn phổ tự kỷ, trong đó, 20 cháu được can thiệp sớm. Theo Giám đốc Trung tâm, càng ngày phụ huynh càng quan tâm đến hội chứng này và đưa con em đến can thiệp sớm. Có cháu 16 tháng tuổi đã được đưa đến, nhờ vậy mà tiến triển nhanh, hòa nhập tốt.

“Tại Trung tâm, việc tư vấn ban đầu đều miễn phí. Cứ 1-2 tháng, Trung tâm tổ chức 1 lớp tập huấn nhằm chia sẻ, hướng dẫn phụ huynh cách chơi với con, can thiệp sớm cho trẻ tại nhà… Ngoài sự hỗ trợ của những người có chuyên môn thì sự quan tâm của gia đình là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Nếu thiếu điều này thì sẽ kéo lùi sự phát triển của con trẻ”-chị Liệu khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.