Nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ áp dụng công nghệ tưới tiên tiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự hỗ trợ của tổ chức International Development Enterprises (iDE), nhiều hộ dân huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã áp dụng công nghệ tưới tiên tiến trong canh tác rau màu nhằm tiết giảm công lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tưới tiết kiệm nước mang lại hiệu quả

Tháng 4-2024, tổ chức iDE tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ triển khai Dự án “Sáng kiến hệ sinh thái thị trường cho nông dân tỉnh Gia Lai”.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh được phân công làm đại diện Ban Quản lý dự án để triển khai 25 điểm trình diễn hệ tưới nước tiết kiệm trên địa bàn xã Tân An, Yang Bắc và thị trấn Đak Pơ; trong đó có 11 hệ tưới phun mưa (10 béc xoay, 1 béc ruồi) và 14 hệ tưới nhỏ giọt.

Mỗi điểm trình diễn có quy mô 1.000 m2 và hộ dân tham gia đối ứng 200 m2 cây trồng tưới theo cách truyền thống để so sánh kết quả sau khi triển khai dự án.

nang-cao-hieu-qua-kinh-te-nho-ap-dung-cong-nghe-tuoi-tien-tien-bg-2961-3908.jpg
Cộng tác viên của dự án hướng dẫn kỹ thuật sử dụng hệ tưới nước tiết kiệm cho chị Nguyễn Thị Mỹ Kiều (thứ 2 từ trái sang; tổ 3, thị trấn Đak Pơ). Ảnh: N.M

Chị Nguyễn Thị Mỹ Kiều (tổ 3, thị trấn Đak Pơ) cho biết: “Sau gần 5 tháng áp dụng hệ tưới nước tiết kiệm, vườn chanh dây lúc nào cũng xanh mướt, quả to đều; năng suất ước đạt 4,5-5,5 tấn/sào/năm, cao hơn 5 tạ so với cùng một đơn vị diện tích nhưng không tưới tiết kiệm.

Do không phải kéo ống tưới trực tiếp nên tôi dành thời gian nhiều hơn cho các công việc khác của gia đình. Hơn nữa, việc áp dụng hệ tưới tiết kiệm giảm chi phí nhân công khoảng 3-3,4 triệu đồng/sào/năm và hạn chế tình trạng nước chảy tràn lan”.

Còn anh Đinh Văn Châng (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc) thì cho hay: Gia đình anh được hỗ trợ hệ tưới nhỏ giọt cho 1 sào dưa leo. Sau khi áp dụng hệ tưới nhỏ giọt, thời gian thu hoạch kéo dài thêm 4-5 đợt/vụ, từ đó năng suất tăng lên rất nhiều. Việc sử dụng hệ tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân tự động giúp tiết kiệm vật tư phân bón.

“Mỗi năm, tôi trồng 2 vụ dưa leo. Nhờ áp dụng hệ tưới nước tiết kiệm mà doanh thu mỗi vụ đạt 25-30 triệu đồng/sào và tiết kiệm chi phí nhân công 5 triệu đồng/sào. Thời gian tới, tôi sẽ áp dụng tưới cho các loại cây trồng khác”-anh Châng phấn khởi nói.

Bà Trần Thị Ngọc Thảo-Chủ tịch Hội Nông dân xã Yang Bắc-thông tin: Trên địa bàn xã có 10 hộ nghèo ở làng Jun, Jro Ktu Đak Yang và làng Bung Bang Hven tham gia điểm trình diễn. Các hộ được hỗ trợ 100% chi phí lắp đặt hệ tưới nước phù hợp với các loại cây trồng.

Ngoài việc tập huấn hướng dẫn người dân lắp đặt, sử dụng hệ tưới nước tiết kiệm và kỹ thuật trồng rau màu, Ban Quản lý dự án còn có cơ chế giảm giá cho người dân có nhu cầu lắp đặt hệ tưới nước tiết kiệm.

“Phần lớn hội viên nông dân là người dân tộc thiểu số, đời sống còn khó khăn. Chúng tôi rất mong Ban Quản lý dự án cho nhân rộng mô hình để nhiều người được tiếp cận công nghệ tưới nước tiết kiệm nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân”-bà Thảo nói.

Nhân rộng mô hình

Theo ông Nguyễn Văn Thao-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ: Giai đoạn 2018-2021, tổ chức iDE tại Việt Nam cũng đã triển khai Dự án phát triển thị trường tưới nước tiết kiệm với các hệ tưới nước tự động và đem lại hiệu quả, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ kết quả đạt được, tổ chức iDE tại Việt Nam tiếp tục triển khai Dự án “Sáng kiến hệ sinh thái thị trường cho nông dân tỉnh Gia Lai”, trong đó có hợp phần thị trường tưới nước tiết kiệm giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn huyện Đak Pơ.

2nm-8545-6909.jpg
Từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn huyện Đak Pơ có hàng ngàn hộ dân lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm cho các loại cây hoa màu . Ảnh: Ngọc Minh

“Qua khảo sát, chúng tôi thấy hệ tưới nước tiết kiệm trên cây rau thể hiện rõ hiệu quả kinh tế so với phương pháp tưới truyền thống. Ngoài ra, hệ tưới nước tiết kiệm giúp giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng.

Từ kết quả đạt được, các địa phương đã nhân rộng mô hình. Hiện đã có thêm gần 140 hộ áp dụng hệ tưới nước tiết kiệm với diện tích gần 40 ha rau màu các loại”-ông Thao nhận xét.

Bà Trương Thị Thiên Lý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-thông tin: Trong giai đoạn 1 (2018-2021), dự án đã xây dựng được 235 mô hình/235 hộ, mỗi mô hình lắp đặt 1.000 m2 hệ tưới tiết kiệm nước cho hoa màu.

Ngoài ra, dự án còn tuyên truyền, quảng bá, kết nối doanh nghiệp với nông dân để bà con tự đầu tư lắp đặt hệ tưới tiết kiệm nước. Kết thúc giai đoạn 1, khoảng 800 hộ áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong vùng dự án.

“Giai đoạn 2 triển khai Dự án “Sáng kiến hệ sinh thái thị trường cho nông dân tỉnh Gia Lai”, các cơ quan chuyên môn cùng chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp với tổ chức iDE tại Việt Nam thực hiện mục tiêu đến tháng 9-2025 có thêm 500 hộ áp dụng mô hình tưới tiết kiệm cho các loại cây trồng, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu”-bà Lý thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.