Năm tuổi và khát khao của chú "trâu vàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong thế hệ U.22 Việt Nam giành tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho bóng đá Việt Nam ở kỳ SEA Games 30 lịch sử trên đất Philippines, Trọng Hùng là người có sự nghiệp khá gập ghềnh.

Trọng Hùng trong màu áo U.22 Việt Nam tại SEA Games 30. Ảnh: M.T
Trọng Hùng trong màu áo U.22 Việt Nam tại SEA Games 30. Ảnh: M.T


Cơn ác mộng không hồi kết

V.League 2019 là một cột mốc đáng nhớ với bóng đá Thanh Hoá. Sau nhiều năm “lên đời” dưới sự bảo trợ của “đại gia”, một ngày đẹp trời đội bóng bỗng dưng quay về với “những ngày xưa nghèo khó” khi nhà tài trợ chia tay. Tập đoàn FLC “tháo chạy”, các ngôi sao ra đi tìm chân trời mới, huấn luyện viên Nguyễn Đức Thắng buộc phải sử dụng những cầu thủ “cây nhà, lá vườn” mà ông có sẵn trong tay.

Đó là cơ may cho Nguyễn Trọng Hùng, một cầu thủ trẻ mà mùa giải trước đó vẫn còn “ngụp lặn” ở giải hạng Nhì, dù thường được nhắc đến như một tài năng triển vọng trong mắt nhà cầm quân từng vô địch Châu Âu - Ljupko Petrovic. Hùng có màn ra mắt ấn tượng trong trận đấu khai màn với Bình Dương bằng những pha bóng làm khổ người đồng niên Hồ Tuấn Tài. Những vòng đấu tiếp theo, tiền đạo sinh năm 1997 có sự tiến bộ rất nhanh và đỉnh điểm là bàn thắng sôlô vô cùng đẹp mắt vào lưới Hà Nội ở vòng 8. Từ tăng tốc, đi bóng và cứa lòng đều rất đẳng cấp và đó được xem như tấm vé thông hành đưa Trọng Hùng lên thẳng U.22 Việt Nam.

Năm 2019 là năm hiếm hoi mà Trọng Hùng thi đấu tương đối trọn vẹn cả mùa giải. Nhưng đến đúng thời điểm mà “cờ đến tay” ở SEA Games, anh lại chấn thương. Được thử sức trong trận đấu với “chiếu dưới” U.22 Brunei, cầu thủ mang áo số 20 chơi xông xáo nhưng có phần vô duyên, những nỗ lực trong phút cuối trận để có bàn thắng lại khiến anh gặp chấn thương và chia tay giải đấu, ngay trước vòng knock-out.

Trọng Hùng có cách chơi bóng giống Phan Văn Đức và ông Park kỳ vọng cậu học trò mới sẽ thay thế đàn anh bên hành lang trái. Nhưng hết Trọng Hùng rồi Quang Hải chấn thương buộc U.22 Việt Nam phải thay đổi phương án chiến thuật và với tài biến báo của ông thầy người Hàn, các cầu trẻ Việt Nam vẫn chơi tốt, giành tấm Huy chương Vàng theo cách không nằm trong kịch bản dự tính ban đầu.

Chấn thương tiếp tục “ám” Trọng Hùng ở vòng chung kết U.23 Châu Á 2020, mãi đến trận đấu cuối cùng với U.23 Triều Tiên mới có thể ra sân trong đội hình xuất phát. Việc nghỉ thi đấu lâu và áp lực buộc phải thắng khiến Trọng Hùng không còn là chính mình và những kỳ vọng cùng cả ảo ảnh cũng tiêu tan với chàng trai xứ Thanh.

Trở về Thanh Hoá, tình hình cũng không khá hơn là bao và không thể lý giải với các loại chấn thương mà Trọng Hùng liên tiếp gặp. Cực chẳng đã, huấn luyện viên Nguyễn Thành Công phải “đăng đàn” yêu cầu cậu học trò bình tĩnh, chấp nhận tập trung điều trị thay vì cố vào sân đá 15-20 phút rồi lại nghỉ dài hạn. Hùng kết thúc V.League 2020 ngay sau lượt đi, với 3 lần vào sân, 0 kiến tạo và 0 bàn thắng.

Năm tuổi và cơ hội trở lại

Khi mà nhiều đồng nghiệp có kỳ nghỉ sau mùa giải 2020 thì Trọng Hùng lặng lẽ lên bàn phẫu thuật chữa trị dứt điểm chấn thương ở phần cơ và đầu gối. Và giờ “Tý Anh” đã chấp nhận mình sẽ phải làm lại từ đầu, bởi những ước mơ, những viễn cảnh tươi sáng và những pha đi bóng đầy cảm xúc đã là quá khứ.

“Thời điểm ấy, tôi rất nản bởi nguyên cả mùa không đá được chút nào. Thi thoảng thầy Lee Young-jin có hỏi thăm xem chân tay thế nào, nếu chuyên môn đảm bảo vẫn có thể được lên tuyển để tập, xem xét điều trị cho tốt nhất. Còn trẻ, tôi càng sốt ruột nên nóng lòng vào sân, như thế chấn thương cũng dễ xảy ra và sau đó mất luôn cả mùa giải. Giai đoạn 2, tôi xác định mình cố cũng không được nên mới quyết định đi phẫu thuật”, Trọng Hùng nhắc lại nỗi ám ảnh chấn thương.

Câu lạc bộ Thanh Hoá bất ngờ “đổi chủ”, một cơ may khác cũng đến với Trọng Hùng. Huấn luyện viên Petrovic, người từng dành nhiều kỳ vọng, tâm sức cho gương mặt tiềm năng của bóng đá xứ Thanh quay trở lại. Trong ngày làm việc đầu tiên, ông gọi Trọng Hùng đang phải ngồi trên khán đài xuống hỏi han. Sau 4 năm chia tay, ông thầy vẫn nhớ cậu trò bé ngày nào.

Hiểu được điều này, Trọng Hùng dường như có một chiếc phao niềm tin để bám vào. Anh nỗ lực, ý thức hơn với các tập hồi phục để chờ một ngày được vào sân và thể hiện mình. Và sau gần 2 tháng, sự thừa nhận của huấn luyện viên Petrovic là tín hiệu vui ban đầu với tiền vệ này. “Đúng đấy, Trọng Hùng cùng Anh Tuấn và Hữu Lâm là nhóm cầu thủ trẻ đang có nhiều tiến bộ trong vài tuần gần đây. Nếu tiếp tục cố gắng, tôi sẽ cho các cậu ấy cơ hội, chắc chắn là như vậy”, ông Petrovic nhận xét.

Từng thất bại khi bị “rớt” khỏi PVF nhiều năm về trước, từng đánh rơi cơ hội ra sân ở V.League năm 19 tuổi vì chấn thương, mất nhiều thứ khác khi ở đỉnh vinh quang, Trọng Hùng hiểu rằng khi cơ hội đến với mình, anh cần phải nắm bắt để tìm ra một lối đi cho sự nghiệp, một khởi đầu mới cùng người thầy cũ...


Năm Tân Sửu là năm tuổi của Trọng Hùng. Như quan niệm dân gian và cả chút tín ngưỡng, năm tuổi dễ gặp vận hạn và khó khăn nhưng với riêng Trọng Hùng, 2021 lại là hy vọng, bởi bao nhiêu khó khăn cũng đã ở lại với năm Canh Tý 2020 rồi.


https://laodong.vn/the-thao/nam-tuoi-va-khat-khao-cua-chu-trau-vang-882995.ldo
 

Theo KHÁNH AN (LĐO)


 

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.