Nấm giúp kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa bệnh tật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nấm có đặc tính dược liệu cao. Những loại nấm ăn được chứa nhiều chất dinh dưỡng và tạo ra các hợp chất tự nhiên giúp bảo vệ chống lại bệnh tật. Thậm chí có thể làm tăng tuổi thọ nếu ăn nấm thường xuyên, theo Natural News.
 

Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock



Cải thiện sức khỏe và sống lâu hơn bằng cách ăn nhiều nấm


Nấm là thực phẩm lợi khuẩn - tăng cường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể bằng cách tăng số lượng vi khuẩn có lợi sống trong ruột.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) cho thấy một số loại nấm chứa đậm đặc chất dinh dưỡng với rất nhiều Ergothioneine, Glutathione.

Ergothioneine là chất ô xy hóa độc đáo, có tác dụng bảo vệ tế bào máu, bảo vệ thành mạch máu, chống xơ vữa động mạch.


Glutathione là chất ô xy hóa cực mạnh, giúp chống lão hóa, đào thải độc tố, tăng cường miễn dịch, tái sinh năng lượng giảm căng thẳng.

Trong nghiên cứu, các tác giả đã xác định 4 loài nấm ăn được có hoạt tính chống ô xy hóa cao nhất và nồng độ chất dinh dưỡng cao nhất, theo Natural News.

* Nấm đông cô

Các nền văn hóa châu Á coi nấm đông cô là biểu tượng của sự trường thọ và là một vị thuốc.

Từ ngàn xưa, nấm đông cô có mặt trong dược điển chống ung thư của nhiều nước.

Đặc biệt Lentinan trong nấm đông cô có hiệu quả ức chế một loại enzyme gây viêm và gây ung thư. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ nấm đông cô có thể chống ung thư ruột kết, ngăn cản các tế bào ung thư vú phát triển. Ngoài ra, nấm đông cô có chứa alpha-glucan, có khả năng chống lại khối u, đặc biệt ung thư cổ tử cung, theo Natural News.

Chất Lentinan còn chống lại độc tố của vi khuẩn lao. Cùng với glucans beta, Lentinan giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn sự tích tụ mảng bám trong mạch máu, bảo vệ mạch máu.

Đặc biệt, chất Ergothioneine hỗ trợ hoạt động của ti thể trong tạo ra năng lượng cho tế bào, kể cả tế bào tim, giúp tim khỏe mạnh.

A xít kojic chiết xuất từ nấm đông cô, giúp tẩy trắng da, làm mờ dần các vết sẹo thâm và đốm đồi mồi. Hiện được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da.

* Nấm bào ngư

Là một trong những loại nấm quen thuộc nhất, nấm bào ngư rất dễ trồng.

Nấm bào ngư có khả năng phòng và chữa huyết áp cao, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, thanh lọc làm sạch mạch máu. Nghiên cứu còn cho biết nấm bào ngư còn có khả năng chống ung thư, nhờ có hợp chất Lovastatin.

Trong nấm bào ngư cũng có chất Pleutorin có công hiệu kháng khuẩn và chống tế bào ung thư. Ngoài ra, còn làm giảm cholesterol và đường huyết và điều trị giun sán, theo Natural News.

* Nấm mỡ

Nấm mỡ là loại nấm dược liệu quý giá ở Nhật Bản. Các hợp chất Polysaccharide-protein trong nấm mỡ có hoạt tính cao trong hệ miễn dịch, có khả năng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn coli. Nó có khả năng trị viêm gan mạn tính và bệnh suy giảm bạch cầu, theo Natural News.

Ngoài ra, nấm mỡ còn làm giảm lượng đường trong máu, giảm mức cholesterol và cải thiện chức năng tuyến tuỵ.

* Nấm thông

Nấm thông là đối tượng săn lùng của các đầu bếp nổi tiếng.
Nấm thông có chứa crom, cần cho bênh nhân tiểu đường, giúp hạ cholesterol và trigliceric.

Vitamin B1 chứa nhiều trong nấm thông giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung, làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, theo Natural News.

Ngoài ra, nấm thông còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc và làm đẹp da.

 

Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.