Mỹ trao 590 triệu USD cho Moderna phát triển vaccine mRNA phòng cúm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khoản tài trợ bổ sung 590 triệu USD sẽ giúp Moderna nâng cao chất lượng vaccine mRNA để Mỹ chuẩn bị tốt hơn cho khả năng ứng phó với các bệnh truyền nhiễm mới nổi khác.

my-trao-590-trieu-usd-cho-moderna-phat-trien-vaccine-mrna-phong-cumdd.jpg
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân tại Pasadena, Los Angeles, California, Mỹ. (Ảnh minh họa. THX/TTXVN)

Ngày 18/1, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Mỹ công bố sẽ trao 590 triệu USD cho nhà sản xuất dược phẩm nội địa Moderna để phát triển vaccine mRNA phòng cúm, bao gồm cả việc cải tiến vaccine cúm gia cầm mà công ty này đã điều chế.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều ý kiến quan ngại về một đại dịch mới đang gia tăng.

Theo một tuyên bố của HHS, sau khoản 176 triệu USD vào tháng 7 năm ngoái, khoản tài trợ bổ sung này sẽ giúp Moderna nâng cao chất lượng vaccine mRNA để Mỹ chuẩn bị tốt hơn cho khả năng ứng phó với các bệnh truyền nhiễm mới nổi khác, trong đó có việc đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine mRNA phòng cúm H5N1.

Vaccine này được kỳ vọng có khả năng ngăn ngừa các chủng virus đang lưu hành ở bò và chim.

Thư ký HHS Xavier Becerra nhấn mạnh rằng không thể lường trước được tất cả các đột biến của virus cúm gia cầm cũng như độc lực và mối nguy hiểm của chúng đối với con người. Đó là lý do tại sao chính quyền Mỹ hiện nay và HHS ưu tiên phát triển vaccine mRNA phòng cúm.

Trước đó, ngày 17/1, Chính phủ Mỹ cũng đã công bố khoản tài trợ mới trị giá 211 triệu USD cho một nhóm các phòng thí nghiệm tư nhân và công cộng để phát triển vaccine mRNA nhằm phòng ngừa các mối đe dọa sinh học mới nổi.

Virus H5N1 phổ biến ở các loài chim hoang dã và các loài động vật khác. Mặc dù chưa có bằng chứng chắc chắn về việc virus này lây lan từ người sang người, nhưng lượng virus cúm gia cầm lưu hành ở động vật và con người ngày càng khiến nhiều nhà khoa học quan ngại. Họ lo rằng H5N1 kết hợp với virus cúm mùa có thể đột biến thành dạng dễ lây lan hơn và gây ra đại dịch chết người.

Kể từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát vào năm ngoái cho đến nay, 67 người ở Mỹ đã nhiễm virus gây bệnh này. Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì cúm gia cầm vào đầu tháng này đó là một người đàn ông lớn tuổi ở bang Louisiana.

Theo Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.