Xác định nguyên nhân gây tác dụng phụ của vaccine mRNA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà nghiên cứu Australia đã xác định nguyên nhân vaccine mRNA có thể gây tác dụng phụ, như đau đầu và sốt, trong khám phá mang tính đột phá có thể giúp cải thiện hiệu quả của vaccine.

Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Các nhà nghiên cứu Australia đã xác định nguyên nhân vaccine mRNA có thể gây tác dụng phụ, như đau đầu và sốt, trong khám phá mang tính đột phá có thể giúp cải thiện hiệu quả của vaccine.

Nghiên cứu mới, do Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne và Đại học RMIT công bố ngày 17/10, đã có phân tích chi tiết đầu tiên về cơ chế vaccine axit ribonucleic thông tin (mRNA) lưu thông và phân hủy trong máu người.

Vaccine mRNA được thiết kế để lưu lại trong các hạch bạch huyết nhằm sản sinh kháng thể chống nhiễm trùng, nhưng theo nghiên cứu, qua phân tích 156 mẫu máu từ 19 cá nhân trong 28 ngày sau khi được tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19 mRNA tăng cường, đã phát hiện một lượng nhỏ vaccine đi vào máu.

Nghiên cứu cho rằng mức độ vaccine đi vào máu khác nhau có thể là nguyên nhân gây ra một số tác dụng phụ như sốt, đau đầu và mệt mỏi, được ghi nhận sau khi tiêm vaccine.

Vaccine mRNA ngừa COVID-19 đầu tiên đã được phê duyệt để tiêm chủng vào năm 2020.

Thay vì sử dụng virus yếu, vaccine mRNA sử dụng một bản sao của một phân tử gọi là RNA thông tin (mRNA) để thúc đẩy cơ thể sản sinh một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Đến nay giới khoa học đã sử dụng công nghệ vaccine mRNA để phát triển vaccine và liệu pháp điều trị cho nhiều bệnh khác, trong đó có cả ung thư.

Nghiên cứu khẳng định phát hiện mới đã cung cấp hiểu biết có giá trị về việc cải thiện vaccine mRNA để sử dụng an toàn và hiệu quả hơn.

Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.