Mùa hạ tuổi thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bạn nhìn sâu vào mắt tôi rồi hỏi, có cách nào quay lại được tuổi thơ không? Mặc dù trong đầu đã rõ rành rành câu trả lời cho mình, bạn thở dài cái thượt, xong nở một nụ cười chua chát. Trong vô thức bạn nói nhớ mùa hạ thuở ấu thơ vô cùng, muốn được trở lại một lần trong đời. Tôi giật mình, rồi ngỡ ngàng chợt nhận ra thời gian trôi nhanh quá đỗi, tuổi thơ của tôi đã lùi vào trong dĩ vãng hai mươi năm có lẻ.

 

 Cánh diều ngày xưa.
Cánh diều ngày xưa.



Rồi trong đầu tôi hiện ra những mùa hạ của tuổi ấu thơ thật yên bình. Ngọt lành và mát dịu. Đám bạn của tôi đó, đứa nào đứa nấy tóc đều hung đỏ, vàng hoe da đen nhẻm vì cái nắng miền Trung gay gắt. Mười đứa thì đến chín đứa gầy gò, cũng bởi do sự thiếu thốn đủ điều. Nắng miền Trung rực rỡ, bỏng rát. Ngồi trong nhà cũng cảm nhận được sự hầm hập của cái nắng hung dữ kia. Vậy mà đám trẻ con vẫn tung tăng ngoài nắng, vẫn vui đùa rộn ràng, mặc nhiên như là không có một chút nắng nào quanh đây. Đếm sao cho hết được những trò chơi ngày xưa? Này là bắn bi, nhảy dây, đánh khăng, đánh đáo, chơi chuyền, nhảy ngựa, ô ăn quan, rồng rắn lên mây... Và thật lạ, bằng một cách nào đó đặc biệt, cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in cách chơi và từng kiểu chơi của mỗi đứa. Xen lẫn giữa ký ức là cuộc sống thực tại, tôi bỗng chạnh lòng cho đám trẻ con bây giờ, nhất là trẻ con ở phố. Những đứa trẻ sớm làm quen với công nghệ mà không được vui chơi những trò chơi như chúng tôi ngày xưa đã chơi. Có chăng, chỉ vào một dịp nào đó thật đặc biệt, bọn trẻ mới được chơi với tâm thế lạ lẫm, ngơ ngác và cũng ít đứa hứng thú.

Mùa hạ tuổi thơ có những cánh diều bay chấp chới trên cao. Thoạt nhiên khi nghĩ tới, tôi thấy tay mình như vo lại nắm chặt sợi dây cước, còn mắt thì ngước nhìn lên bầu trời, dõi theo cánh diều của mình. Chân tôi đạp lên cuống rạ đồng chiều, đạp lên cọng cỏ mật thơm phưng phức và đồng cỏ nội xanh rờn. Tôi nhớ cánh diều làm thủ công biết nhường nào. Cánh diều đơn sơ, giản dị như chính những đứa trẻ quê vậy. Khung diều được làm bằng tre, còn lớp áo, đuôi thì làm bằng giấy báo, giấy vở học trò đã viết xong. Chứ không như bây giờ toàn những con diều sặc sỡ sắc màu, nhìn mãi tôi vẫn thấy chúng thật lạ lẫm làm sao. Mặc cho ai nói tôi cổ hủ đi chăng nữa tôi vẫn cứ giữ quan điểm cũ của mình, thích những cánh diều ngày xưa. Tôi kể với cô bạn, bạn xuýt xoa nói tiếc tuổi thơ quá và băn khoăn liệu bây giờ có còn ai làm diều thủ công như ngày xưa nữa không? Và đến đâu thì thấy cánh diều đó. Hai đứa nhìn nhau, rồi lại chỉ biết nương vào ký ức thôi.

Đến lượt nghe bạn kể tôi mường tượng được cả tôi và bạn đều đang đi trên chuyến tàu trở về tuổi thơ năm nào. Địa điểm tiếp theo mà chúng tôi ghé thăm là dòng sông quê mát rượi. Cái ngày xưa gan lì vô cùng, chẳng biết sợ hãi là gì, chưa biết bơi vẫn cứ nhảy xuống sông bì bõm với lũ bạn, uống không biết bao nhiêu lần nước sông mới có thể bơi được. Những con tàu tuổi thơ lênh đênh trên sông với bè chuối làm phao tự chế, với những lần nghịch tung trời, khoát nước lẫn nhau và những trận thi bơi náo nhiệt. Phần thưởng của tuổi thơ là những nụ cười, là tài sản quý giá, ai ai cũng nâng niu, gìn giữ. Bạn nhoẻn một nụ cười mãn nguyện khoe rằng ngày xưa bạn là người bơi giỏi nhất xóm và hẹn tôi một ngày mùa hạ trở lại dòng sông xưa để vùng vẫy. Chắc có lẽ cũng chẳng ai cười chúng tôi đâu nhỉ?

Mùa hạ tuổi thơ của tôi, của bạn, của những đứa trẻ miền quê là thiên đường, là giấc mơ cổ tích có thật. Thiên đường đó, sau này chúng tôi lớn lên, rời quê ra phố, sống ở phố bon chen, bức bối chỉ cần một phút tĩnh tâm lại, men theo ký ức ngày xưa thì lòng an yên, thảnh thơi vô cùng. Chúng tôi học cách soi lại tuổi thơ cho riêng mình, cho những tháng ngày thanh xuân tươi đẹp.

Ngoài kia mùa hạ đang xôn xao lắm rồi. Bạn đã sẵn sàng lên chuyến tàu tuổi thơ cùng tôi về những mùa hạ năm xưa?!

 

Theo Mai Hoàng (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.