Mùa cà phê buồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau những ngày mưa dầm, thời tiết chuyển sang mùa khô. Trên các vườn cà phê ở Đăk Mar, Hà Mòn, thị trấn Đăk Hà... (huyện Đăk Hà), người dân bước vào thu hoạch rộ. Tuy nhiên, người trồng cà phê năm nay không vui vì giá nhân công thu hái tăng, cà phê mất mùa, mất giá.

 

Nhân công khó tìm

Dưới nắng gió hanh hao, tôi vào một vườn cà phê ở xã Hà Mòn. Quả trong vườn cà phê chín mọng, nhiều cây cà phê quả chín khô teo tóp. Thấy một người đi trên bờ lô, tôi hỏi ngày mùa sao anh không hái cà phê mà nhàn nhã vậy. Nghe vậy, anh ta liền xổ một tràng: “Nhàn cái con khỉ! Mấy ngày nay kêu công hái chưa ra, lo muốn rối bời ruột gan mà nhàn!”.

Ra ngã ba Hà Mòn-thị trấn Đăk Hà , tôi tìm hiểu thêm thực hư về thị trường lao động hái cà phê. Trong vai một người đi tìm thợ hái cà phê, tôi hòa vào đám đông lóng ngóng kẻ đứng, người ngồi trên xe máy để tìm người hái cà phê. Lân la, bắt chuyện với một người tên là Đinh Như Hoan (tổ 10, thị trấn Đăk Hà) có vườn cà phê ở xã Đăk Ngọk đang tìm lao động.

Hoan rầu rĩ: Hơn một tuần rồi, tôi ra đây tìm lao động nhưng vẫn không tìm được. Có toán thợ hái, tôi chở đến tận rẫy cà phê và ra giá không “bèo”, nhưng họ bỏ đi. Có lẽ, một hộ khác điện thoại ra giá cao hơn nên họ bỏ tôi đi nơi khác.


 

Nhiều vườn cà phê quả chín khô vẫn chưa thuê được người hái. Ảnh: V.N
Nhiều vườn cà phê quả chín khô vẫn chưa thuê được người hái. Ảnh: V.N


Vừa trao đổi với ông Hoan, tôi vừa để mắt đến hai người đi xe gắn máy, lưng đeo ba lô từ hướng thành phố Kon Tum đến. Các cặp mắt khác cùng lúc cũng đổ dồn về hai người này. Tuy nhiên, hai người này rút điện thoại ra, mọi người đều biết là đã có chủ thuê. Ai nấy mặt mày lại ỉu xìu!

“Rõ khổ! Mấy ngày nay rồi, hai vợ chồng tôi chia nhau đi “săn” người hái cà phê nhưng vẫn chưa tìm được. Cà phê đang khô hết trên rẫy. Cứ tình hình như ri không bao biết giờ mới hái được cà phê. Chưa bao giờ việc tìm nhân công hái cà phê khó như năm nay!” - một chủ cà phê “săn” người hái cà phê thở dài.

Tìm hiểu kỹ hơn mới biết, năm nay do ảnh hưởng mưa bão, người lao động ở nhiều miền quê bị thiệt hại do mưa bão phải sửa sang lại nhà cửa, ruộng vườn, không đi hái cà phê nhiều như mọi năm. Hơn nữa, ở các tỉnh đồng bằng, cuối năm các doanh nghiệp sản xuất cần nhiều lao động nên người lao động có  việc làm, không đến Tây Nguyên hái cà phê nhiều như những năm trước.

Nhiều chủ vườn cà phê ở huyện Đăk Hà đến các xã vùng ven ở thành phố Kon Tum như xã Đăk Rơ Wa, Vinh Quang (thành phố Kon Tum) “săn” lao động hái cà phê, nhưng cũng đành “bó tay”.

Nỗi niềm của người lao động

Chia tay các chủ cà phê đang tìm người hái, tôi vào một vườn cà phê ở thị trấn Đăk Hà. Chị Đỗ Thị Hoài Thương (công nhân Đội 5, Công ty  TNHH MTV Cà phê 731) – chủ 1,8 ha cà phê nhận khoán (trồng từ năm 1986) đang cùng người lao động thu hoạch cà phê.

Cũng tất tả như người làm công của mình, chị Thương xót xa nhiều bề: Không chỉ kêu công lao động khó, năm nay cà phê mất mùa, giá ngày công lao động cao hơn năm trước, thu tiền bán phê khó đủ bù chi. Gia đình tôi thuê lao động người Hrê ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi lên thu hoạch. Giá thuê hái 90 nghìn đồng/tạ quả cà phê tươi, cao hơn năm trước 5 nghìn đồng/tạ. Nhà còn trả thêm tiền cho người lao động bốc vác cà phê ra xe, mua thực phẩm cho người lao động ăn bữa tối, tính ra giá công hái và đưa cà phê lên sân phơi lên 100 nghìn đồng/tạ.

 

Việc tìm nhân công hái cà phê năm nay gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.N
Việc tìm nhân công hái cà phê năm nay gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.N


“Năm nay nắng hạn, rồi mưa bão dồn dập, cà phê mất mùa, quả lại rụng lẫn trong đất. Năng suất cà phê nhà dự thu 13 tấn quả tươi/ha, giảm 10-15% so với năm ngoái. Giá cả cà phê năm nay lại thấp, làm cà phê cả năm, thu không đủ bù chi. Nhà nào năng suất cao, giỏi lắm là hòa vốn. Gạt giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt rám nắng, chị Thương trải lòng.

Nghe chị Thương nói, anh Phạm Văn Thìn (người Hrê, xã Ba Vì, huyện Ba Tơ) hái cà phê cho chị Thương thừa nhận: Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày mùa, bà con chúng tôi lại được chị Thương và các chủ vườn gọi lên hái cà phê. Cà phê mất mùa, lượng cà phê hái được trong ngày thấp hơn năm trước. Hai vợ chồng em hái cà phê cho chị Thương, bình quân mỗi ngày hái được khoảng 8 tạ quả cà phê. Với giá thu hái trên, bình quân mỗi ngày mỗi người kiếm được 310 nghìn đồng. Bỏ công sức nhiều, nhưng tính ra ngày công của người lao động đâu có cao.

Rong ruổi trên vùng chuyên canh cà phê, tôi vào một vườn cà phê khác đang động đậy cành lá. Chủ vườn là Trần Đình Quốc (công nhân Đội 5, Công ty TNHH MTV Cà phê 731) đang hái cà phê. Trong vườn có 5 người Rơ Ngao (một nhánh của Ba Na) ở làng Đăk Wớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy đang lúi húi kéo bạt lót quả cà phê. Quốc thừa nhận mình là người may mắn vì có vợ là cô giáo người Rơ Ngao nên việc kêu công hái cà phê thuận lợi hơn, không khó như nhiều chủ vườn cà phê khác.

Quốc cũng than: Năm nay công hái cao, phân bón cao, nhưng giá cà phê lại rẻ hơn năm trước. Năm ngoái, thời điểm này, giá cà phê trên thị trường huyện 6,8-7 nghìn đồng/kg quả cà phê tươi, nhưng năm nay giá cà phê chỉ 6,4-6,5 nghìn đồng/kg quả cà phê tươi. Cà phê mất mùa, mất giá, người nhận khoán khó có lãi. Mong giá cà phê nhích lên để người lao động nhận khoán và người trồng cà phê đỡ khổ.

A Son – người hái cà phê cho Trần Đình Quốc chạnh lòng: Cà phê năm nay mất mùa, người lao động hái và được trả với giá 90 nghìn đồng/tạ quả cà phê tươi. Với giá trên, người lao động bỏ sức ra cũng chỉ kiếm được khoảng 300 đồng/ngày công lao động. Tranh thủ ngày mùa, tôi hái cà phê giúp anh Quốc để kiếm ít tiền về đầu tư tưới cà phê và trang trải cuộc sống.

“Ở các vườn cà phê giống cao sản đang trong chu kỳ kinh doanh, năng suất cà phê 25 – 26 tấn quả tươi/ha, người trồng cà phê mới thật sự có lãi cao và tích lũy. Tuy nhiên, diện tích cà phê đạt năng suất 25-26 tấn quả tươi/ha trở lên, trên địa bàn huyện không nhiều”- Đinh Như Hoan, chủ vườn cà phê ở xã Đăk Ngọk bộc bạch.

Trước nỗi niềm của người trồng cà phê, tôi gặp ông Phạm Văn Thăng – Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê 731. Trao đổi, ông Thăng cho biết, diện tích cà phê Công ty phần lớn đã hết chu kỳ kinh doanh. Theo kế hoạch, năng suất cà phê Công ty trong vụ này 15 tấn quả tươi/ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của diễn biến thời tiết, cà phê năm nay mất mùa, dự kiến năng suất giảm 10-15% so với năm trước.

Để trong những năm đến nâng cao năng suất cà phê, Công ty TNHH MTV Cà phê 731 đang thực hiện lộ trình tái canh cà phê và hiện đã tái canh được 53 ha cà phê. Cùng với việc tái canh, Công ty đang đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo hướng hữu cơ và chương trình UTZ (phát triển cà phê bền vững) để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê nhằm nâng cao đời sống cho người lao động.

http://www.baokontum.com.vn/kinh-te/mua-ca-phe-buon-17194.html
 

Theo Văn Nhiên (baokontum)
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.