Một loại vitamin có thể tác động bất ngờ lên bệnh ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra hợp chất thực vật menadione có khả năng kìm hãm bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong thử nghiệm động vật mới nhất.

Theo News Medical, menadione là tiền chất của vitamin K, nhưng là một hợp chất gây oxy hóa. Việc chứng minh khả năng mới của nó có vẻ ngược lại với quan niệm phổ biến rằng các hợp chất chống oxy hóa mới là tốt trong cuộc chiến chống lại ung thư.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor (CSHL - Mỹ) đã cho những con chuột bị làm cho mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt bổ sung menadione.

Tiền chất của loại vitamin có nhiều trong rau màu xanh lá đậm có tiềm năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt - Minh họa AI: ANH THƯ
Tiền chất của loại vitamin có nhiều trong rau màu xanh lá đậm có tiềm năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt - Minh họa AI: ANH THƯ

Quá trình theo dõi cho thấy menadione giết chết tế bào ung thư tuyến tiền liệt bằng cách làm cạn kiệt một loại lipid gọi là PI(3)P, hoạt động như một thẻ ID.

GS Lloyd Trotman, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích rằng nếu không có "thẻ ID" này, tế bào sẽ không thể xác định danh tính những thứ đi vào trong nó và không thể xử lý.

Những thứ đi vào cứ dồn lại làm tế bào ung thư phình to và cuối cùng phát nổ.

Điều này khiến quá trình tiến triển của bệnh ung thư chậm lại đáng kể ở chuột.

GS Trotman hy vọng sẽ sớm triển khai các bước thí nghiệm tiếp theo trên người, mà mục tiêu ban đầu là các bệnh nhân vừa được xác định mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu thông qua kết quả sinh thiết.

Các tác giả cũng chia sẻ rằng ý tưởng thử nghiệm tiền chất vitamin K nảy sinh từ một thử nghiệm thất bại năm 2001 của Mỹ.

Đó là thử nghiệm SELECT của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhằm xác định xem liệu một chất bổ sung vitamin E có tính chất chống oxy hóa có thể điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt hay không.

Thử nghiệm được tiến hành trên 35.000 nam giới và dự kiến kéo dài 12 năm, nhưng đã bị dừng đột ngột chỉ sau 3 năm.

Bởi lẽ, không chỉ vitamin E không làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt mà dường như một số nam giới dùng chất bổ sung có tỉ lệ bắt đầu mắc bệnh cao hơn trong nhóm đối chứng.

Điều này khiến GS Trotman nghĩ rằng nếu chất chống oxy hóa không hiệu quả, có lẽ chất oxy hóa có thể có tác dụng.

Những phát hiện mới trên chuột cho thấy điều đó là khả thi.

Tiền chất vitamin K này có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại rau màu xanh lá đậm.

Nhóm rau này cũng được nhiều nghiên cứu dạng quan sát trước đó cho thấy có thể góp phần vào tiến trình khiến các dạng ung thư lui bước.

Tuy vậy, hầu hết các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn thực sự nghĩ đến phương án dùng một loại thực phẩm chức năng bổ sung, hay thuốc bổ, bạn nên chờ đợi các phác đồ chính thức hoặc chỉ sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội Gia Lai, từ ngày 1-6-2025, đơn vị dừng in thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy kể cả các trường hợp đề nghị cấp lại và cấp đổi thẻ BHYT, chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chíp.