Lý do Nga không đồng ý đàm phán chấm dứt xung đột với Kiev

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- "Những người ủng hộ chính quyền Ukraine ở nước ngoài sẽ không cho phép Ukraine rời khỏi chiến trường"- Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga Sergey Naryshkin nói hôm 17/1, cho biết lý do vì sao Nga từ chối đàm phán hòa bình với Kiev.
Phái đoàn đàm phán Nga và Ucreine tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3/2022. Ảnh: Getty

Phái đoàn đàm phán Nga và Ucreine tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3/2022. Ảnh: Getty

Ông Naryshkin đề cập đến các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3 năm ngoái, khi hai bên "đã đạt được một số thỏa thuận cơ bản".

"Tuy nhiên, những người ở Washington, những người ở London, nói với các cộng sự của họ ở Kiev rằng: Không, (không nên) có đàm phán hòa bình, không thể có hòa bình. Chúng tôi đã cấp cho các bạn hàng tỷ USD. Chúng tôi đã đầu tư vào các bạn; chúng tôi sẽ tiếp tục bơm tiền và vũ khí, và nhiệm vụ của bạn rất đơn giản - tiếp tục chiến đấu"- ông Naryshkin nhấn mạnh.

Các cuộc hòa đàm giữa Moscow và Kiev bế tắc kể từ cuộc đàm phán ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tháng 3/2022. Kể từ đó đến nay, hai bên tiếp tục tuyên bố sẵn sàng đàm phán để chấm dứt xung đột, song chưa thể nối lại do cả Nga và Ukraine đều đưa ra những điều kiện mà bên còn lại không chấp nhận.

Trả lời phỏng vấn hãng tin TASS ngày 12/1, Vụ trưởng Vụ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thuộc Bộ Ngoại giao Nga Alexey Polishchuk, cho rằng hòa đàm trực tiếp là phương án tốt nhất để tiến tới chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vào tháng 12 năm ngoái cho biết Ukraine chưa sẵn sàng đối thoại.

"Bằng cách đưa ra đủ loại ý tưởng và "công thức hòa bình", (Tổng thống Ukraine Volodymyr) Zelensky ấp ủ ảo tưởng rằng với sự giúp đỡ của phương Tây, ông ấy sẽ có thể đạt được mục tiêu đẩy lực lượng Nga khỏi các vùng lãnh thổ của Nga ở Donbass, Crimea, Zaporozhye và Kherson, buộc Nga phải thanh toán các khoản bồi thường cũng như nhận tội trước các tòa án quốc tế. Nga sẽ không đàm phán với bất kỳ ai với những điều kiện như vậy"- Ngoại trưởng Nga tuyên bố.

Theo ông Lavrov, tiến trình ngoại giao cho thấy Tổng thống Zelensky hoàn toàn thiếu sự độc lập trong việc đưa ra các quyết định quan trọng. "Theo lệnh của phương Tây, những bên muốn kéo dài xung đột, ông ấy đã nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán và củng cố mạnh mẽ lập trường của mình"- ông Lavrov nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần nhấn mạnh, Moscow sẵn sàng đàm phán, nhưng với điều kiện Kiev phải chấp nhận "thực tế mới về lãnh thổ". Điều này có nghĩa là Ukraine phải công nhận việc 4 vùng ly khai đã sáp nhập vào Nga.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho rằng, phương Tây quyết tâm đảm bảo "chiến thắng hoàn toàn và vô điều kiện của Kiev", trong đó tất cả khu vực mới sáp nhập vào Nga được "trả lại" cho Ukraine.

Tổng thống Ukraine đã nêu "công thức hòa bình" gồm 10 điểm, trong đó yêu cầu Nga phải rút hết quân, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine. Moscow đã bác bỏ đề nghị này, đồng thời cho biết bất cứ trao đổi nào không tính đến "thực tế mới về lãnh thổ" đều không thể coi là hòa đàm.

“Họ đưa quân đến đây và bây giờ nói rằng Ukraine không muốn đàm phán. Họ tiến vào các thành phố và sau đó nói 'hãy thương lượng'. Họ muốn nói chuyện với ai?”- ông Zelensky hỏi.

Moscow và Kiev bắt đầu đàm phán hòa bình 4 ngày sau khi xung đột bùng phát hồi cuối tháng 2. Các bên sau đó đã tổ chức một số cuộc gặp trực tiếp tại Belarus, rồi tiếp tục họp trực tuyến, và một số cuộc họp khác nhưng không có kết quả.

Nói về nguyên nhân đổ vỡ đàm phán, người phát ngôn Điện Kremlin Peskov cáo buộc Mỹ và các đồng minh “đặt cược vào việc tiếp tục xung đột” và không cho phép Kiev “nghĩ hoặc nói về thỏa thuận hòa bình”.

Gần đây nhất, Ucraine đề nghị Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh bàn về chấm dứt xung đột Nga- Ucraine với vai trò chủ trì của ngài Tổng thư ký để tìm giải pháp hòa bình, dự kiến diễn ra trong tháng 2/2023.

TS ( từ TTXVN, Dân trí điện tử, petrotimes.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

(GLO)-Theo báo Nga RT, ông Prigozhin đưa ra tuyên bố về diễn biến mới quan trọng thông qua một video được quay ngay phía trước tòa thị chính của thành phố. Theo đó sáng 3/4, tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga tuyên bố họ đã kiểm soát được thành phố Bakhmut ở khu vực Donetsk, đông Ukraine "theo nghĩa pháp lý".
Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

(GLO)-Theo nguồn tin Reuters, chuyến thăm Trung Quốc tới đây của ông của Tổng thống Macron sẽ là cơ hội quan trọng để Pháp và Trung Quốc tái kết nối ở cấp cao nhất sau ba năm Trung Quốc đóng cửa vì COVID-19, và củng cố thêm vai trò trung gian hòa giải của Bắc Kinh trong cuộc xung đột Nga- Ucraine.
Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Ông Trump bị truy tố

Ông Trump bị truy tố

Đại bồi thẩm đoàn New York bỏ phiếu truy tố cựu tổng thống Trump liên quan cáo buộc chi tiền "bịt miệng" sao khiêu dâm Daniels

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

(GLO)-Hôm 24/3, ông Mikhail Podolyak, cố vấn Văn phòng Tổng thống Ukraine, nói với kênh truyền hình quốc gia rằng: “Về mặt tổ chức, cả Văn phòng Tổng thống và Bộ Ngoại giao Ukraine, gồm người đứng đầu văn phòng Andrey Yermak và Ngoại trưởng Dmitry Kuleba, đều tham gia vào việc này. Chúng tôi chủ động đề nghị tổ chức cuộc hội đàm”.
Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

(GLO)-Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Kyodo News ngày 24/3 khi tới Tokyo, ông Thaksin cho hay có thể quay trở lại Thái vào năm nay. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và rời Thái năm 2008 để tránh phải ngồi tù.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.