Lý do không nên uống trà khi đang đói bụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rất nhiều người có thói quen uống một tách trà mỗi sáng để khởi động một ngày mới tỉnh táo, minh mẫn. Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy khó chịu nếu không uống trà buổi sáng.

Chắc chắn, thói quen uống trà có những lợi ích cho sức khỏe như cung cấp thêm chất chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sự trao đổi chất. Nhưng bên cạnh đó, trà cũng có những nguy hại riêng đối với sức khỏe bởi nó có chứa caffeine có thể gây ra axit dạ dày và phá hoại đường tiêu hóa. Đó là lý do bạn không nên uống chúng vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Làm gián đoạn hoạt động trao đổi chất

Uống trà khi bụng rỗng vào buổi sáng sẽ làm mất cân bằng tính axit và tính kiềm trong dạ dày. Điều này có thể tác động đến hoạt động tiêu hóa nói riêng và sự trao đổi chất của cơ thể nói chung.

Phá hỏng men răng

Uống trà có thể gây khô miệng và rất dễ bị sâu răng, hỏng men răng. Nguyên nhân là khi bạn chưa ăn gì, nước trà có thể làm thay đổi nồng độ axit trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động và phá vỡ men răng.

Làm mất nước

Trà xanh được xem là thuốc lợi tiểu tự nhiên, uống nhiều nước sẽ tăng số lần đi tiểu, điều này sẽ tăng nguy cơ bị mất nước. Nguy hiểm hơn, có thể mất nước trầm trọng gây chuột rút.

Gây buồn nôn

Uống trà buổi sáng trước khi ảnh hưởng đến hoạt động của mật trong dạ dày. Điều này có thể dẫn đến buồn nôn và căng thẳng.

Khiến cơ thể giảm hấp thụ sắt

Trà xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, những người bị thiếu máu không nên uống trà lúc bụng đói vào buổi sáng, vì nó có thể làm giảm tỷ lệ hấp thu sắt trong cơ thể từ các nguồn thực phẩm khác.

Lo lắng

Uống trà khi đói sẽ có tác dụng phụ. Những ảnh hưởng này có thể dẫn đến lo lắng và các vấn đề khác liên quan đến giấc ngủ. Nếu bạn muốn uống trà vào buổi sáng, hãy uống nó sau bữa ăn sáng.

Lưu ý khi uống trà xanh

- Những người không nên uống trà xanh: trẻ nhỏ, người bị thiếu máu, táo bón, suy nhược thần kinh, mất ngủ, thiếu canxi, cao huyết áp, viêm loét dạ dày…

- Không dùng trà xanh để uống thuốc: trà xanh có thể kích thích hormone và kháng sinh trong cơ thể. Khi gặp thuốc, chúng sẽ tạo ra những phản ứng hóa học khiến thuốc mất tác dụng và cơ thể khó hấp thu. Từ đó, bệnh lâu khỏi thậm chí còn gây nguy hiểm cho gan khi phải xử lý các chất tồn đọng.

- Không uống trà xanh để qua đêm: các Vitamin B, C trong trà xanh khi để qua đêm sẽ bị phân hủy. Nếu bạn uống sẽ gây rối loạn cho đường tiêu hóa.

Thanh Hà/motthegioi

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).