Lý do khiến nông sản Việt chưa thoát 'đáy' trong chuỗi giá trị toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, chuỗi sản xuất nông sản Việt Nam đang thiếu tính liên kết, công nghệ sản xuất và chế biến còn hạn chế, hơn nữa sự liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao giá trị nông sản còn thấp.
 
Nông sản Việt đang đứng trước nhiều cơ hội để mở rộng thị trường quốc tế.
Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới về xuất khẩu nông sản; đồng thời các sản phẩm đã có mặt tới gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có nhiều sản phẩm đặc trưng như cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo…
Với 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết, các sản phẩm nông sản của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để mở rộng thị trường quốc tế.
Mặc dù hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp khó, nhưng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay của cả nước vẫn đạt 30,2 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2018. 
Trong đó có 6 nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm.
Ngoài ra, "nhu cầu của thế giới về lương thực sẽ tăng từ 70 – 100% cho đến năm 2050 do dân số tăng và do sự thay đổi trong lựa chọn ăn uống của người dân", chuyên gia tới từ Ngân hàng Thế giới, bà Phạm Hoàng Vân Anh cho biết tại Diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam: Liên kết để tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu” diễn ra vào ngày 8/10.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia mạnh về lĩnh vực nông nghiệp do có nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng nông sản mà thế giới cần.
Tuy nhiên, "trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào là nông sản thô. Đây là khâu tạo ra giá trị ít nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu", ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định.
"Khi bán ra thị trường thế giới có đến 80% hàng nông sản Việt đến tay người tiêu dùng thông qua các thương hiệu nước ngoài", theo ông Phòng. 
Việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ được xem là động lực then chốt cho sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, các chuyên gia nước ngoài cho rằng, chuỗi sản xuất nông sản Việt Nam đang thiếu tính liên kết, công nghệ sản xuất và chế biến còn hạn chế, hơn nữa sự liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao giá trị nông sản còn thấp.
Theo ông Park Hyang Jin, Tổng Giám đốc Công ty Dreamfarm (Hàn Quốc), để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ, từ khâu sản xuất đến chế biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo toàn bộ quy trình được kiểm soát đúng quy chuẩn. Như vậy, các doanh nghiệp mới góp phần nâng cao giá trị nông sản và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Đại diện doanh nghiệp sản xuất gạo theo mô hình cánh đồng lớn trong nước cho biết mỗi năm Việt Nam xuất khẩu từ 5 - 7 triệu tấn gạo nhưng hầu hết lượng gạo đó được chế biến từ lúa ngoài mô hình. Đây là điểm bất cập trong thực hiện liên kết chuỗi hiện nay. 
Đáng chú ý, việc nhân rộng mô hình lại đang gặp nhiều khó khăn, diện tích cánh đồng lớn liên kết ở các địa phương ngày càng thu hẹp dần. Nguyên nhân do chuỗi liên kết còn thiếu vốn để thực hiện. Đặc biệt về vốn trung, dài hạn để lắp đặt máy sấy lúa, vốn ngắn hạn để ứng vật tư đầu vụ và thanh toán tiền cho nông dân khi thu hoạch.
Về phía ngân hàng, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết, việc kiểm soát dòng tiền khi cho vay theo chuỗi trong ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn khi vẫn còn trường hợp hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân, doanh nghiệp đầu mối còn phổ biến. 
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam hiện có hơn 2.900 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với hơn 1.000 doanh nghiệp.
Đối với các chuỗi nông sản an toàn, trên địa bàn cả nước có hơn 1.200 chuỗi được chứng nhận, với hơn 1.400 sản phẩm (chủ yếu là các loại rau, củ quả, các loại cá biển, trái cây, trứng, nước mắm).
Hơn 3.100 điểm bán các sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó có hơn 640 địa chỉ kinh doanh đã được cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Ngoài ra, Bộ cũng đã xây dựng chuỗi liên kết 3 trục nông sản trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gồm chuỗi liên kết cá tra ba cấp, chuỗi liên kết một ngành hàng lâm sản chủ lực và chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo.
Hạ Vũ (TheLEADER)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null