Lương giáo viên sẽ xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành do Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ vừa trình Chính phủ, cùng với việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học, chế độ tiền lương của nhà giáo là hai nhóm vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau nên Bộ GD&ĐT muốn xin ý kiến Chính phủ.
Lương giáo viên mầm non, phổ thông còn thấp
Điều khoản quy định về chế độ tiền lương trong Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009 đã có nội dung mới.
Cụ thể, Điều 81 về tiền lương trong Dự thảo nêu cần sửa đổi: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.
Theo lý giải của Bộ GD&ĐT tại tờ trình gửi Chính phủ, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay nhìn chung lương của nhà giáo còn thấp, đặc biệt là nhà giáo ở bậc giáo dục mầm non, phổ thông. Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách tháo gỡ vấn đề này và cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW vào Luật giáo dục.
Do đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu sửa điều 81, lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Lương giáo viên được đề xuất cao nhất trong hệ thống bậc lương (ảnh minh họa)
Lương giáo viên được đề xuất cao nhất trong hệ thống bậc lương (ảnh minh họa)
Đề xuất nâng chuẩn GV tiểu học lên Cao đẳng
Vấn đề chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo cũng xem là một nội dung cần đề cập sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Giáo dục để nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Theo đó, căn cứ vào thực tiễn đội ngũ nhà giáo, dự thảo Luật đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng.
Cụ thể, Dự thảo sửa đổi bổ sung điểm a khoản 1 Điều 77 như sau: "Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, bằng tốt nghiệp cao đẳng sử phạm đối với giáo viên tiểu học".
Lương GV chưa theo mức độ công việc
Theo văn bản của Bộ GD&ĐT gửi Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB&XH về tổng hợp quỹ tiền lương của ngành tính đến ngày 31-12-2016, lương của giáo viên từ 3 đến 10 triệu tùy thuộc vào thâm niên công tác của giáo viên.
Theo Bộ GD&ĐT, việc áp dụng hệ thống thang bảng lương hiện hành chưa theo mức độ phức tạp của công việc (chẳng hạn: giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học ở cùng một hạng có chung một bảng lương), trong khi mức lương cơ sở còn thấp so với lương tối thiểu. Do đó, bộ phận giáo viên trẻ có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng, trong khi họ phải tham gia đào tạo ít nhất 02 năm. Khoảng cách giữa các bậc lương còn thấp (0,20; 0,31; 0,33...) nên việc tăng lương chưa cải thiện nhiều thu nhập của giáo viên.
Tiền lương và các chế độ đãi ngộ thấp với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ, có trách nhiệm, làm việc tận tâm, chất lượng và hiệu quả nhưng lại cao đối với cán bộ, công chức, viên chức dù có đủ bằng cấp nhưng lại không đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công việc.
Hiện nay lương giáo viên chưa được trả theo đúng mức độ công việc, nhất là giáo viên tiểu học (ảnh minh họa)
Hiện nay lương giáo viên chưa được trả theo đúng mức độ công việc, nhất là giáo viên tiểu học (ảnh minh họa)
Cụ thể, đối với giáo viên mầm non: Hệ số lương giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại AI (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại AO (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89); hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Đối vói giáo viên tiểu học: Hệ số lương giáo viên tiểu học hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại AI (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89); hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Đối với giáo viên THCS: Hệ sổ lương giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2. nhóm A2.2 (từ hệ sổ lương 4,00 đến hệ số lương 6,38): hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại AI (từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4.98): hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89).
Đối với giáo viên THPT: Hệ số lương giáo viên trung học phổ thông hạng I được áp dụng hệ sổ lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78); hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38); hạng III được áp dụng hệ sổ lương của viên chức loại AI (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
Đối với giảng viên các trường đại học, cao đẳng: Hệ số lương Giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00; Giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78; Giảng viên (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Mỹ Hà (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.