Lớp học đặc biệt ở làng Wâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tốt nghiệp ngành Ngữ văn Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nhưng lại không có duyên trở thành giáo viên đứng lớp chính thức, cô Mlê (SN 1992) vẫn giữ vẹn tình yêu với nghề khi mở lớp học miễn phí cho hàng chục học sinh Bahnar làng Wâu, xã Chư Á, TP. Pleiku.
Đã 3 năm nay, lớp học tình thương của cô Mlê duy trì đều đặn ngày 2 buổi. Học sinh nào có thời khóa biểu chính khóa vào buổi sáng thì tìm đến lớp của cô Mlê vào buổi chiều và ngược lại. Mùa thi, lớp học còn chong đèn đến khuya để cô trò cùng ôn bài. Nói về sự ra đời của lớp học, cô Mlê cùng chồng-anh A Trăng (đã tốt nghiệp ngành Lịch sử Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai) nhìn nhau cười hạnh phúc bởi với họ, lớp học này chính là nơi thực hiện ước mơ còn dang dở. 
 Cô Mlê đang hướng dẫn học trò làm bài tập. Ảnh: N.G
Cô Mlê đang hướng dẫn học trò làm bài tập. Ảnh: N.G
Cô Mlê kể: Năm 2016, khi tích góp đủ tiền xây ngôi nhà nhỏ để đón đứa con đầu lòng, 2 vợ chồng đã quyết định dành ra quỹ đất để xây một phòng học rộng hơn 30 m2 làm nơi dạy học miễn phí cho con em trong làng. Lớp học xây xong, 2 vợ chồng lại đi “quảng cáo” và vận động bà con trong làng gửi con em cho anh chị kèm cặp miễn phí. Thời gian đầu, lớp chỉ có khoảng chục em ở độ tuổi tiểu học được bố mẹ đưa đến. “Tiếng lành đồn xa”, đến nay, lớp học của cô Mlê lúc đông nhất thu hút tới 50 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9. Địa bàn “tuyển sinh” cũng được mở rộng ra cả làng Ktu, xã Chư Á.
Đến lớp học của cô Mlê, các em được chia thành từng nhóm theo khối lớp. Được cô hướng dẫn cách tự học, cách làm việc nhóm và hình thành nhiều “đôi bạn cùng tiến”, các em tiến bộ nhanh hơn bởi “học thầy không tày học bạn”. Em Bơi (lớp 6.3, Trường THCS Lương Thế Vinh) khoe: “Em theo học cô Mlê từ năm lớp 4. Cô dạy rất dễ hiểu. Ngoài học kiến thức, chúng em còn được cô nhắc nhở có thái độ lễ phép với người lớn. Nhờ có cô mà em không còn sợ đến trường như trước đây. 2 năm nay, em là học sinh tiên tiến”. Cứ thế, Bơi và các bạn tự tin đến trường, cố gắng học tập để mang thành tích về khoe với cô Mlê.
Hạnh phúc bởi những tiến bộ nhỏ trong học tập cũng như sự tự tin của học trò, cô Mlê luôn sắp xếp thời gian dành cho lớp học dù khá bận rộn với công việc của một cán bộ Phụ nữ bán chuyên trách của xã; ngoài ra còn phụ chồng lo chuyện đồng áng, gia đình. Để vợ có thể hoàn thành tốt cùng lúc nhiều vai trò khác nhau, anh A Trăng luôn hỗ trợ hết mình. Những hôm chị bận họp hành, lớp học sẽ do anh phụ trách. Từ nỗ lực ấy của anh chị, nhiều em vốn học kém, tự ti với bạn bè, từng muốn bỏ học nay đã trở thành học sinh tiên tiến như em H'Thị Lệ Thủy, H'Ách... Đó chính là động lực để 2 người “gõ đầu trẻ” đặc biệt của làng Wâu duy trì lớp học mỗi ngày. “Mong muốn lớn nhất của vợ chồng tôi khi mở lớp học là giúp con em trong làng mình học tập tốt hơn, giúp bà con nâng cao ý thức để cùng với nhà trường chăm lo các em học tập. Sau 3 năm, tôi rất vui khi ngày càng có nhiều phụ huynh đến đăng ký cho con theo học. Đây là chuyển biến tích cực về mặt giáo dục để làng Wâu từ đó phát triển”-cô Mlê tin tưởng bày tỏ.
Chị H'Alal-mẹ của em Ngâm nói với chúng tôi khi đến đón cậu con trai đang học lớp 2: “Những ngày đầu vào lớp 1, Ngâm không chịu đến trường, học chữ kém và chưa biết làm toán. Tôi bèn đưa cháu đến nhờ cô Mlê kèm cặp thêm và bây giờ Ngâm đã tiến bộ rõ rệt, biết làm toán mà chữ còn đẹp nữa. Cháu đã không còn chán học, lười học. Mỗi sáng, cháu đều vui vẻ đến trường chứ không chạy trốn như trước đây. Tôi biết ơn cô Mlê nhiều lắm!”.
 NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.