Lòng hiếu khách của người Tây Nguyên xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Làng của người Tây Nguyên xưa thường quần cư, cố kết theo từng lãnh địa khu biệt và ở thế cô lập, khép kín. Khoảng cách giữa làng này và làng kia khá xa, có khi cách nhau hàng chục cây số. Thế nhưng, với lòng hiếu khách, giữa các làng luôn có sự thân thiết, giao hảo.

Sự thân thiết, giao hảo giữa các làng của người Tây Nguyên xưa thường được khởi nguồn từ những cuộc thăm hỏi, dự lễ của các gia đình trong dòng họ hay dịp hội làng. Trong các cuộc ấy, người ta thường mang theo rượu ghè, heo, gà, gạo nếp… để đóng góp, cũng là cách đỡ gánh vất vả cho chủ nhà, chủ làng. Gạo nếp thì nướng cơm ống lồ ô mà ăn. Rượu ghè thì mời nhau, uống qua uống lại. Heo thì giết thịt chia phần gói lá, làm đồ nhậu mời nhau…

Một ngôi nhà dài nhuốm màu thời gian của người Jrai tại buôn Du, xã Chư RCăm, huyện Krông Pa. Ảnh: P.V
Một ngôi nhà dài nhuốm màu thời gian của người Jrai tại buôn Du, xã Chư RCăm, huyện Krông Pa. Ảnh: P.V

Ngày xưa, giao thông đi lại rất khó khăn. Vì nhiều yếu tố, các làng có mối tương giao thân thiết lại rất xa nhau. Như con trai được con gái làng khác bắt chồng, lúc nhàn rỗi, khi nhớ người thân hoặc gia đình có việc, họ thường chân trần đi bộ về làng cũ. Đường đi nhiều khi hàng chục cây số. Trong điều kiện như vậy, mỗi chuyến đi thường xác định phải ở lại chục ngày. Cho nên, người đến làng cứ việc thăm thú, ăn uống, nghỉ ngơi hết nhà này sang nhà khác; chủ yếu là trong cùng dòng họ (theo họ mẹ-mẫu hệ).

Xưa kia, người Tây Nguyên có tục: Người dù xa lạ nhưng hễ cùng họ thì coi nhau như anh em ruột thịt, đến làng khác chẳng bao giờ lo thiếu đói. Họ cứ mặc nhiên tìm đến những gia đình cùng họ nhận anh em mà tá túc.

Bên ghè rượu cần. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Bên ghè rượu cần. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Thời trước, người Tây Nguyên thường ở trong các căn nhà dài. Thường thì mỗi gian là một gia đình nhỏ. Tùy theo tộc người, có nơi, các gia đình có ngăn bằng liếp tre, có nơi chỉ phân biệt với nhau bằng hàng cột kèo và bếp lửa.

Mỗi gian nhà dài thường có một gian đầu gắn với cầu thang lớn làm gian khách, là nơi tiếp khách và treo dựng các vật dụng của toàn đại gia đình như cồng chiêng, ghè ché…; gian cuối gắn với cầu thang nhỏ cho các con gái chưa bắt chồng quây quần nằm ngủ (con trai chưa lập gia đình thì ngủ ở nhà rông).

Khi con gái lớn “bắt chồng”, cưới trai làng hoặc “bắt” trai làng khác về nhà mình làm chồng thì các ông chồng bắt buộc phải mang họ khác (tránh loạn luân). Vì thế, trong một nhà dài, đàn ông (chồng, cha, ông) có thể mang nhiều họ khác nhau. Tuy nhiên, con cháu thì mang họ mẹ. Mỗi dòng họ thường làm những dãy nhà dài liền nhau, nối tiếp nhau, 1-2 dãy chạy dài. Những chàng rể khi nhớ đến họ hàng thì phải về nhà cũ, làng cũ của mình mà thăm chơi.

Thời bao cấp, có những kỹ sư nông nghiệp khi được tăng cường về các làng Tây Nguyên để làm công tác phòng-chống dịch bệnh, họ có thể đi đến nửa năm, không cần mang theo bất cứ thứ gì. Về làng, cứ tìm đến những dãy nhà có họ cùng với mình, thế là đương nhiên được coi là anh em ruột rà, là bà con gần gũi.

Lòng hiếu khách của người Tây Nguyên có yếu tố cộng đồng, có yếu tố dòng họ. Trong đó, người cùng họ, bất kỳ ở đâu, gặp nhau là coi nhau như bà con, anh em thân gần ruột thịt; có thể nhờ nhau, giúp nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.