Báo Singapore ca ngợi sự nhiệt tình, lòng hiếu khách của dân Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Báo Liên hợp buổi sáng của Singapore ngày 27/2 đăng bài viết về những nỗ lực chuẩn bị cùng sự nhiệt tình, thân thiện của người dân thủ đô Hà Nội khi chào đón các nhà lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên.

Thiếu nữ Hà Nội trong trang phục áo dài truyền thống. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Thiếu nữ Hà Nội trong trang phục áo dài truyền thống. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)



Báo Liên hợp buổi sáng của Singapore ngày 27/2 đăng bài viết về những nỗ lực chuẩn bị cùng sự nhiệt tình, thân thiện của người dân thủ đô Hà Nội khi chào đón các nhà lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên.

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, nội dung bài báo cho biết Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27-28/2. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/2 đã lần lượt có mặt tại thành phố cổ kính, có hàng nghìn năm lịch sử này của Việt Nam.

Ngay từ nhà ga xe lửa Đồng Đăng của tỉnh Lạng Sơn đến trước cửa các khách sạn, nơi hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên nghỉ chân, đều có rất nhiều người dân Việt Nam tập trung vẫy cờ, nhiệt tình chào đón.

Quốc kỳ ba nước Việt Nam, Mỹ và Triều Tiên cùng cái bắt tay tượng trưng cho hòa bình hữu nghị xuất hiện rất nhiều tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, ở bất cứ đâu mọi người cũng có thể nhìn thấy các hình ảnh này.

Bài báo cho biết Hà Nội chỉ có khoảng 10 ngày để hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai. Do vậy, ngay trước khi ông Kim Jong-un và ông Donald Trump đến Hà Nội, những công nhân đã miệt mài làm việc thông đêm để dọn dẹp, trang hoàng lại cảnh quan khu vực gần các khách sạn, nơi hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều nghỉ chân.

Điều này cho thấy Việt Nam rất coi trọng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai.

Việc Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

 

Quốc kỳ ba nước Việt Nam, Mỹ và Triều Tiên cùng cái bắt tay tượng trưng cho hòa bình hữu nghị xuất hiện rất nhiều tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Quốc kỳ ba nước Việt Nam, Mỹ và Triều Tiên cùng cái bắt tay tượng trưng cho hòa bình hữu nghị xuất hiện rất nhiều tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)



Do đó, rất nhiều người dân khi trả lời phỏng vấn đều có chung mong muốn, Việt Nam sẽ phát triển quan hệ hữu nghị với tất cả các nước và nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình thế giới.

Mặc dù một số tuyến đường bị cấm trong thời gian hội nghị, gây ách tắc và bất tiện nhất định khi tham gia giao thông, nhưng người dân thành phố Hà Nội đã tỏ ra rất bình tĩnh và nhẫn nại hơn hẳn so với mọi ngày.

Đối với họ, những gì mà Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên mang lại cho Hà Nội sẽ lớn hơn rất nhiều so với sự bất tiện về giao thông trong chốc lát.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.