Xung đột Nga- Ucraine:

Lo ngại chiến sự leo thang, bất ổn lan rộng và hậu quả nặng nề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Phát biểu với truyền thông địa phương ngày 12/6, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic bày tỏ lo ngại rằng, các nỗ lực phản công của Ukraine vào lãnh thổ Nga có thể làm leo thang chiến sự và hậu quả nặng nề từ Moscow.
Binh sỹ Ucraine ở Kharkiv sau khi Kiev giành lại nơi này tháng 9-2022. Ảnh: AP

Binh sỹ Ucraine ở Kharkiv sau khi Kiev giành lại nơi này tháng 9-2022. Ảnh: AP

"Cuộc phản công của Ukraine vừa bắt đầu và dự kiến còn mạnh hơn nữa", ông Vucic nói, đồng thời cho rằng "nếu Nga có động thái đáp trả, chắc chắn sẽ rất quyết liệt".

Serbia tuyên bố quan điểm trung lập trong xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Vucic nói rằng chính phủ của ông phải chịu áp lực lớn từ phương Tây trong việc áp lệnh trừng phạt với Moscow.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, Hanna Maliar ngày 12/6 tuyên bố, Kiev giành lại 7 ngôi làng ở tỉnh Donetsk và khu vực Tavriia ở tỉnh Zaporizhzhia. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng nhấn mạnh rằng Ukraine đang mở rộng thêm lãnh thổ kiểm soát ở mặt trận Bakhmut.

Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Nga, các lực lượng Ukraine đã thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các lực lượng Nga ở một số khu vực nhưng không đạt được kết quả như mong muốn.

Về kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus, mới đây, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko rằng “mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch”.

Khi thảo luận về kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật, ông Putin tuyên bố việc chuẩn bị các cơ sở liên quan sẽ kết thúc vào ngày 7 – 8/7. Sau đó, Nga sẽ bắt đầu ngay lập tức các hoạt động liên quan đến việc triển khai các loại vũ khí thích hợp trên lãnh thổ Belarus.

Động thái của Nga ở Belarus càng gia tăng mối lo ngại chiến tranh leo thang khốc liệt. Mỹ cùng các đồng minh NATO ở châu Âu và Trung Quốc- quốc gia nhiều lần cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột, đang từng ngày cập nhật tình hình và theo sát hành động của Nga.

Liên quan đến cuộc xung đột Nga- Ucraine, Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục viện trợ quân sự cho Kiev. Hành động đó tạo sự phân hóa trong các đảng chính trị và xã hội chính quốc về nỗi lo chiến tranh leo thang, bất ổn thế giới, thâm hụt ngân sách quốc gia và các hệ lụy khác.

Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) mới đây, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy từ chối cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung cho Ukraine, khiến ông xung đột trực tiếp với các đảng viên Cộng hòa khác, những người muốn chi tiêu quân sự nhiều hơn mức mà Quốc hội Mỹ cho phép.

Quốc hội Mỹ đã phê duyệt 113 tỷ USD hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Kiev kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào năm ngoái, và những người ủng hộ trong cả Đảng Dân chủ và Đảng Dân chủ đã kỳ vọng rằng họ sẽ bỏ phiếu ủng hộ tài trợ thêm vào cuối năm nay.

Chủ tịch Hạ viện McCarthy cho biết mặc dù ủng hộ Kiev, song ông không muốn theo đuổi một gói chi tiêu bổ sung.

Có thể bạn quan tâm