Liên hệ kỳ lạ giữa điện thoại, thuốc lá và bệnh tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nguy cơ chết người có thể đến nếu bạn nghiện điện thoại kết hợp với ghiền thuốc lá, hoặc bệnh tiểu đường, hoặc cả hai.

Một nghiên cứu trên 444.000 người vừa được công bố trên tạp chí y học Canadian Journal of Cardiolog cho thấy việc sử dụng điện thoại di động thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là ở những người hiện đang hút thuốc và những người mắc bệnh tiểu đường.

Nguy cơ mắc nhóm bệnh tim mạch gây chết người hàng đầu có thể đến bởi tác động hiệp đồng của thói quen dùng điện thoại, hút thuốc và bệnh tiểu đường - Minh họa AI: Anh Thư
Nguy cơ mắc nhóm bệnh tim mạch gây chết người hàng đầu có thể đến bởi tác động hiệp đồng của thói quen dùng điện thoại, hút thuốc và bệnh tiểu đường - Minh họa AI: Anh Thư

Theo BS Yanjun Zhang từ Đại học Y khoa Nam Phương (Trung Quốc), đồng tác giả, việc tìm hiểu tác động của điện thoại di động có giá trị đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng ngày nay, khi nhiều người gần như gắn liền với điện thoại cả ngày.

Các phân tích của nhóm cho thấy trường điện từ tần số vô tuyến (RF-EMF) phát ra từ điện thoại di động gây ra sự rối loạn của trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, kích hoạt phản ứng viêm và stress oxy hóa.

Do vậy, nếu quá kề cận điện thoại, một số cơ quan như tim và mạch máu có thể bị ảnh hưởng về mặt lý thuyết.

Theo News-Medical, họ đã đi tìm bằng chứng bằng cách xem xét dữ liệu của hơn 444.000 người, được thu thập bởi BioBank (ngân hàng dữ liệu sinh học của Anh).

Các tình nguyện viên được ghi nhận thói quen sử dụng điện thoại di động, hồ sơ y tế bao gồm các bệnh đột quỵ, bệnh động mạch vành, rung nhĩ, suy tim, thói quen ngủ, trạng thái tinh thần, chứng loạn thần kinh..., với thời gian theo dõi trung bình là 12,3 năm.

TS-BS Xianhui Qin từ Đại học Y khoa Nam Phương, đồng tác giả, cho biết họ phát hiện ra rằng các kiểu ngủ, căng thẳng về mặt tâm lý và chứng loạn thần kinh có thể là yếu tố kết nối khiến "bộ ba" ghiền điện thoại - ghiền thuốc lá - mắc bệnh tiểu đường trở nên nguy hiểm.

Kiểu ngủ kém và sức khỏe tinh thần kém có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các bệnh tim mạch thông qua nhịp sinh học bị gián đoạn, rối loạn nội tiết và chuyển hóa, tăng tình trạng viêm.

Ngoài ra, phản ứng viêm do tiếp xúc lâu dài với bức xạ RF-EMF phát ra từ điện thoại di động nếu kết hợp với hút thuốc và bệnh tiểu đường có thể có tác dụng hiệp đồng trong việc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Một số liên hệ chồng chéo, đan xen khác giữa các yếu tố trên cũng từng được khoa học chứng minh.

Ví dụ thói quen hút thuốc từng được chứng minh là làm tăng nguy cơ tiểu đường, trong khi việc dùng điện thoại nhiều - thường liên quan đến ít vận động - cũng làm tăng nguy cơ cả tiểu đường và tim mạch...

Đây là một kết quả đáng ngại bởi tim mạch là nhóm bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới, nhất là từ các biến cố chết người như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay tình trạng suy tim.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.