Lấy thành công viên sỏi gần nửa kg khỏi bàng quang bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán (Đồng Nai) cho biết, đến ngày 7/9, sức khỏe của bệnh nhân Trần Văn Khăm (60 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, Đồng Nai) đã ổn định, tiếp xúc tốt và có thể xuất viện trong 7 ngày nữa.

 Êkíp bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán phẫu thuật lấy viên sỏi
Êkíp bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán phẫu thuật lấy viên sỏi "khủng" cho bệnh nhân. (Ảnh: Lê Xuân/TTXVN)



Trước đó, ngày 5/9, ông Trần Văn Khăm nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, tiểu dắt, bí tiểu. Khi kiểm tra kết hợp với kết quả siêu âm, chụp X-quang, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân có 1 viên sỏi kích thước “khủng” nằm trong bàng quang và được chỉ định phẫu thuật lấy viên sỏi ra khẩn cấp. Tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ đã mở bàng quang bệnh nhân, lấy ra một viên sỏi có kích cỡ 10cm x 7cm x 4cm, nặng gần 500g.

Theo bác sỹ Tạ Quang Trí-Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán, phẫu thuật lấy sỏi ra khỏi bàng quang của bệnh nhân chỉ là phẫu thuật đơn giản, tuy nhiên với trường hợp này cũng gây nhiều khó khăn cho các bác sỹ vì viên sỏi có kích cỡ quá lớn. Nếu tiến hành bóc tách không cẩn thận có thể làm bàng quang của bệnh nhân bị rách diện rộng, nguy cơ mất máu vì bệnh nhân có sỏi lâu ngày nên bị viêm nhiễm, sỏi dính chặt vào niêm mạc bàng quang.

Bác sỹ Tạ Quang Trí cho biết, đây là trường hợp đặc biệt, bởi những bệnh nhân bị phát hiện có sỏi kích thước lớn thường là những bệnh nhân nằm liệt giường, không đi lại, vận động được. Nhưng với trường hợp này bệnh nhân vẫn đi lại, hoạt động, làm việc bình thường, trước đây cũng có nhiều triệu chứng nhưng bệnh nhân đã cố chịu đựng mà không đi khám tìm nguyên nhân.

Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán khuyến cáo người dân, khi thấy trong người có những dấu hiệu bất thường, lặp lại nhiều lần phải đến ngay các cơ sở y tế khám và tìm hiểu nguyên nhân, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị. Thông thường người dân khi thấy các triệu chứng tiểu dắt, bí tiểu thường chịu đựng hoặc ra các quầy thuốc mua thuốc uống, thấy đỡ nên thôi, lần sau bị lại lại tiếp tục tự lấy thuốc điều trị nên mới xảy ra tình trạng có sỏi kích thước lớn trong bàng quang.

Lê Xuân (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.