Lắng nghe phụ nữ nói

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” là chủ đề hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai với cán bộ, hội viên phụ nữ diễn ra sáng 6-3.

Nhiều câu hỏi liên quan đến việc hỗ trợ phụ nữ chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế… được lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ngành liên quan lắng nghe, giải đáp.

Hội nghị được tổ chức tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku) và kết nối trực tuyến đến 16 điểm cầu tại các huyện, thị xã trong tỉnh. Chủ trì hội nghị tại điểm cầu chính có các đồng chí: Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Rơ Chăm H’Hồng-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh. Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt; đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể; lãnh đạo UBND TP. Pleiku; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh khóa XIV và gần 800 đại biểu phụ nữ tham gia hội nghị đối thoại tại các điểm cầu.

Những trăn trở của phụ nữ

Hầu hết các câu hỏi, kiến nghị của hội viên phụ nữ tại các điểm cầu tập trung vào 4 nhóm vấn đề về y tế, giáo dục, văn hóa-xã hội, kinh tế. Đại diện phụ nữ thị xã An Khê mở đầu hội nghị bằng những trăn trở liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe. Đó là ngày càng nhiều phụ nữ mắc bệnh ung thư vú, cổ tử cung; khi phát hiện thì ở giai đoạn cuối dẫn đến việc điều trị tốn kém, không hiệu quả. Đại biểu mong muốn tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ khám sàng lọc, tầm soát ung thư miễn phí cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Về lâu dài, cần có kế hoạch xây dựng khoa/phòng hoặc bệnh viện chuyên môn để giảm gánh nặng kinh tế cho phụ nữ và người dân khi không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo.

Đại diện phụ nữ xã Biển Hồ (TP. Pleiku) nêu câu hỏi về các chính sách hiện có của tỉnh liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng. Theo đại biểu, xây dựng nông thôn mới gắn với thúc đẩy du lịch cộng đồng sẽ tạo sinh kế cho người dân nói chung, phụ nữ nói riêng để giảm nghèo bền vững. Trong khi đó, đại diện phụ nữ các địa phương lại dành sự quan tâm đến vấn đề tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn, hỗ trợ phụ nữ ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tiếp cận với sàn giao dịch thương mại điện tử và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh: M.C

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh: M.C

Đại diện phụ nữ huyện Krông Pa cho biết, địa phương có số lượng lao động nữ thất nghiệp khá lớn, nhất là từ 35 tuổi trở lên. Vậy, UBND tỉnh có những cơ chế, giải pháp gì để thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 20-9-2023 của UBND tỉnh nhằm tạo cơ hội và giải quyết việc cho người lao động thất nghiệp nói chung và lao động nữ nói riêng. Đại diện phụ nữ huyện Ia Grai thì đặt ra vấn đề định hướng cho người dân tiếp cận với sàn giao dịch thương mại điện tử, mở rộng thị trường tiêu thụ để quảng bá các sản phẩm do phụ nữ khởi nghiệp sản xuất. Còn đại diện phụ nữ huyện Phú Thiện quan tâm đến các giải pháp của ngành chức năng nhằm hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ liên kết duy trì, phát triển hiệu quả và chủ động đầu ra cho sản phẩm để phát triển bền vững.

Liên quan đến vấn đề chuyển đổi số, đại diện phụ nữ huyện Đak Pơ nêu ý kiến về định hướng, chính sách của tỉnh trong việc hỗ trợ phụ nữ ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, an toàn. Đại diện phụ nữ huyện Ia Grai đặt câu hỏi về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nữ vừa và nhỏ ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh… Ngoài ra, một số vấn đề khác như: cơ chế, chính sách giải quyết việc làm, tuyển dụng viên chức, tình trạng “tín dụng đen”, những vấn đề liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của phụ nữ được các đại biểu thẳng thắn trình bày, trao đổi tại hội nghị.

Lắng nghe để tháo gỡ

Những câu hỏi, kiến nghị đặt ra tại hội nghị được đại diện các sở, ban, ngành giải đáp theo thẩm quyền, chức năng. Đối với những ý kiến đề xuất chưa được giải đáp tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổng hợp gửi về UBND tỉnh. Trên cơ sở này, UBND tỉnh sẽ gửi đến các sở, ngành, đơn vị liên quan trả lời trực tiếp bằng văn bản. “Qua những đề xuất đó, chúng tôi sẽ chọn những nhóm vấn đề, tập trung chỉ đạo, điều hành, kịp thời tháo gỡ, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội phát triển hơn nữa”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9, chị H’Hanh-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Mơ Nú (xã Chư Á, TP. Pleiku) chia sẻ: “Hội viên phụ nữ rất vui vì từ lâu đã mong chờ hội nghị đối thoại để được lãnh đạo tỉnh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng gắn với đời sống của họ. Chi hội làng Mơ Nú có 526 hội viên phụ nữ, tất cả đều có việc làm và thu nhập ổn định. Mình còn làm Tổ trưởng Tổ liên kết bóc tách hạt điều có 50 chị em tham gia, đều là người dân tộc thiểu số. Các chị rất quan tâm đến chính sách hỗ trợ để học phát triển kinh tế. Qua buổi đối thoại, mình sẽ về truyền đạt lại một số nội dung có liên quan để chị em phụ nữ yên tâm lao động sản xuất”.

Quang cảnh hội nghị đối thoại tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Ảnh: M.C

Quang cảnh hội nghị đối thoại tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Ảnh: M.C

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long ghi nhận những ý kiến, đề xuất chính đáng, thiết thực của cán bộ, hội viên phụ nữ. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Trong thời gian tới, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường hoạt động đối thoại trực tiếp với cán bộ, hội viên và người dân để kịp thời có những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của chính quyền, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh cần chủ động bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và Hội cấp trên.

Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn mỗi hội viên phụ nữ cần có tinh thần cầu thị, học hỏi nâng cao nhận thức, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của tỉnh. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long gửi đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh lời chúc mừng tốt đẹp nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3).

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.