Làng có hơn 200 trẻ nhỏ bị máu nhiễm chì vì nghề phụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cho đến nay nghề tái chế ắc quy thải ở thôn Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) đã có hàng trăm trẻ nhỏ và nhiều người lao động bị máu nhiễm chì.

Theo thông tin của người dân thôn Đông Mai cho biết, nghề tái chế ắc quy thải ở đây đã có cách đây khoảng 30 năm.

 

Không khó đê bắt gặp những chồng vỏ bình ắc quy qua tái chế ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Không khó đê bắt gặp những chồng vỏ bình ắc quy qua tái chế ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.

Lúc đầu chỉ có một vài hộ gia đình làm công việc này. Từ khoảng thời gian đầu thập niên 90 do nghề tái chế ắc quy có thu nhập cao nên đã có nhiều hộ tham gia hoạt động chủ yếu trên quy mô gia đình.

Công việc chính của nghề tái chế là thu mua lại các loại bình ắc quy đã bị hỏng không còn hoạt động để lấy chì bán lại cho các doanh nghiệp. Công đoạn tái chế cũng rất đơn giản, chỉ việc tháo hai đầu cực âm và dương để lấy chì. Còn các phần khác như vỏ nước a xít bỏ đi.

Công việc cũng không quá nặng nhọc nhưng vấn đề chủ yếu là chất độc từ a xít, chì của bình ắc quy sau khi tái chế thải ra. Không ít hộ gia đình sau khi làm công việc này đã bị ảnh hưởng tới chính bản thân và người trong nhà.

 

Ông L.V.C. thôn Đông Mai trước kia từng làm tái chế bình ắc quy giờ đây đã thấy hối hận vì chất độc của nó gây ra cho con mình.
Ông L.V.C. thôn Đông Mai trước kia từng làm tái chế bình ắc quy giờ đây đã thấy hối hận vì chất độc của nó gây ra cho con mình.

Trường hợp của gia đình ông L.V.C. (54 tuổi, thôn Đông Mai) là một ví dụ điển hình. Gia đình ông C. bắt đầu làm nghề tái chế ắc quy từ những năm 1990 đến năm 1996 thì phải bỏ nghề. Sở dĩ ông C. quyết định bỏ nghề là do cậu con trai bị máu nhiễm chì.

Ông C. cho biết: “Gia đình làm nghề tái chế ắc quy từ năm 1990. Khoảng 2 năm sau con trai lớn của của chúng tôi bị ốm đau triền miên, cho đi khám ở bệnh viện mới biết cháu bị máu nhiễm chì nặng.

Tôi cũng biết là làm cái nghề này độc hại lắm, lại làm tại nhà nên chính người nhà bị ảnh hưởng. Nhưng vì lúc ấy không có công việc ổn định, hơn nữa công việc này cũng có thu nhập tốt nên cũng không nghĩ xa. Làm thêm được mấy năm thấy nghề này ảnh hưởng đến sức khỏe các con nên tôi cũng quyết định bỏ không làm nữa”.

Cho đến nay anh L.V.V. (SN 1989) con trai ông C. do bị nhiễm chì trong máu, ảnh hưởng từ các thành phần độc hại khác từ chất thải của ắc quy tái chế nên tình hình bệnh tật trở nên xấu đi.

Còn ông C. luôn mang trong mình một sự hối hận vì đã lựa trọn một công việc nguy hại. “Nếu biết về tác hại của chất độc từ ắc quy ghê ghớm thế này thì tôi đã không làm cái công việc này. Cháu lớn nhà tôi suốt bao năm qua ốm đau bệnh tật, chữa trị ở rất nhiều bệnh viện nhưng không khỏi. Hiện cháu vẫn đang phải điều trị ở bệnh viện trên Hà Nội”, ông C. chia sẻ.

Gia đình ông L.V.T ở làng Đông Mai cũng đã từng làm nghề tái chế ắc quy nhiều năm. Đến nay con gái thứ 2 tên L.T.L. (SN 1992) của ông T. cũng mắc phải rất nhiều thứ bệnh mà không thể chữa khỏi.

Ngoài ra cũng theo thông tin của người dân trong thôn, trong nhiều năm trở lại đây có rất nhiều trường hợp trẻ em và người lớn tử vong do bệnh tật.

Trước tình trạng trên, các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên cũng như huyện Văn Lâm đã có những đợt khám và kiểm tra sức khỏe cho người dân địa phương.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Đàm - Trưởng thôn Đông Mai cho biết: “Thôn Đông Mai có khoảng hơn 20 hộ làm nghề tái chế ắc quy. Hiện các hộ này đã được gom vào hiệp hội làng nghề không còn làm tại gia đình nữa.

 

Vỏ bình ắc quy chất xung quanh nhà của một hộ dân ở thôn Đông Mai.
Vỏ bình ắc quy chất xung quanh nhà của một hộ dân ở thôn Đông Mai.

Đợt đầu năm 2016 vừa qua Sở Y tế kết hợp với Bộ Y tế đã về thôn để khám kiểm tra sức khỏe cho trẻ em và lao động trong thôn. Và họ đã phát hiện có trên 200 cháu nhỏ bị máu nhiễm chì”.

Ông Trịnh Văn Hiến, chủ tịch UBND xã cho biết: “Tôi cũng không nắm rõ nghề tái chế ắc quy ở thôn Đông Mai có từ bao giờ, chỉ nghe nói là vài chục năm gì đó.

Nhưng việc tái chế bình ắc quy ở thôn Đông Mai gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏa của người dân. Vì vậy năm 2010 UBND tỉnh đã có kế hoạch quy hoạch làng nghề Đông Mai. Đến năm 2012 bắt đầu đi vào triển khai. Nhưng phải đến cuối năm 2015 mới thực hiện xong. Đến nay các hộ đã được đưa vào hiệp hội làng nghề và công ty TNHH Ngọc Thiên.

Về tình hình sức khỏe của người dân, trong những năm qua, Sở Y tế tỉnh cũng đã phối hợp với các cơ quan của Bộ y tế khám và chữa bệnh cho người dân. Đến nay cũng đã có kết quả nhất định. Số lượng trẻ em bị máu nhiễm chì qua thời gian điều trị đến nay đã giảm được 20%, tình hình sức khỏe người dân được cải thiện hơn”.

Theo nguoiduatin

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.