Lần đầu về làng Vua Lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), Tây Nguyên là mảnh đất có sức hút lạ kỳ đối với các nhà khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng.

Tôi bước chân vào công sở cuối năm 1985 cũng có thể xem là may mắn với một người có hướng làm nghiên cứu. Bởi lẽ, đó là khoảng thời gian cuối cùng, ngôi nhà khách mái tôn vách gỗ và bếp ăn tập thể của Sở Văn hóa-Thông tin là nơi lui tới của nhiều chuyên gia đầu các ngành như cụ Từ Chi, chú Nguyễn Tấn Đắc, anh Ngô Văn Doanh, anh Nguyễn Duy Thiệu… Theo bước chân thế hệ trước, tôi có cơ hội đến với thế giới của Yang Pơtao Apui (Vua Lửa) ngay từ những ngày mới rời ghế nhà trường.

Hôm ấy là một ngày giữa mùa khô lạnh lẽo, chú trưởng phòng đầu bạc gọi tôi lại bảo: “Ngày mai, ông Nay Quách (người Jrai, lúc ấy là Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin) đi xuống chỗ Vua Lửa. Cháu có muốn đi không?”. Không cần suy nghĩ, tôi trả lời ngay: “Cho cháu đi với”. Chú trưởng phòng nói: “Chuẩn bị đồ mang theo, vì có thể phải ở lại qua đêm”.

Khu di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi. Ảnh: Đ.T

Khu di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi. Ảnh: Đ.T

Do tháp tùng Phó Giám đốc nên tôi được đi chiếc xe hơi sang trọng nhất mà tôi biết cho đến lúc ấy-đó là chiếc U oát. Xe này thời ấy hình như cơ quan nào cũng có. Với tôi, được di chuyển bằng xe U oát là nhất. Vì xe không bị kín và không có máy lạnh nên suốt hành trình, tôi không bị hành hạ bởi cảm giác say xe. Nghe lỏm chuyện của những người cùng đi tôi mới biết rằng: Vì chú Nguyễn Tấn Đắc (người của Viện Đông Nam Á lúc ấy đang nghiên cứu đề tài Vua Lửa) muốn xin tỉnh cho phép tổ chức lễ nhận gươm-nghi lễ cuối cùng-để người chờ kế vị lúc ấy là Siu Luynh chính thức trở thành Pơtao Apui nên Sở có chuyến khảo sát này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sau đó, nghi lễ nhận gươm đã không được diễn ra và Siu Luynh không trở thành vị Pơtao Apui thứ 14.

Tôi không nhớ chính xác giờ xe khởi hành từ Pleiku. Do đường khá dài, lại khó đi nên khi xuống khỏi đèo Chư Sê, rẽ vào Plei Ơi (xã Chư A Thai, huyện Ayun Pa) đã 2-3 giờ chiều. Trong nắng hanh vàng, tôi ngạc nhiên vì ngôi nhà được giới thiệu là của Vua Lửa khá tuềnh toàng so với những gì tôi tưởng tượng. Đó là ngôi nhà sàn dài, mái tranh, vách lồ ô, nằm cách biệt ở đầu một ngôi làng nhỏ bé (lúc ấy, Plei Ơi chỉ có 33 nóc nhà). Chúng tôi phải chờ ở dưới sàn, vì nghe nói Siu Luynh đang làm rẫy ở bên kia sông Ayun. Dân làng đã cho người đi gọi. Thông tin này lại thêm một lần làm tôi ngạc nhiên. Một câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu tôi lúc ấy là: Vua sao lại phải đi làm rẫy?

Sau gần 1 giờ chờ đợi, Siu Luynh cùng vợ và mấy đứa con còn nhỏ của ông về nhà, lẳng lặng mở cửa (thực ra là một tấm liếp che cửa) cho chúng tôi lên nhà. Tôi đã hồi hộp để chờ thấy một người đàn ông uy nghi. Nhưng lại ngạc nhiên thêm một lần nữa, bởi người đàn ông trước mặt tôi không khác gì những người nông dân Jrai tôi từng gặp.

Bước lên chiếc cầu thang bằng gỗ có chiều rộng khoảng 30 cm, bên trên có khắc 2 bầu sữa mẹ, theo chân mọi người vào nhà mà tôi cứ thấy lành lạnh dọc sống lưng, bởi nhìn thì thế, nhưng tôi đã nghe rằng, Pơtao Apui “thiêng” lắm. Căn nhà có 3 gian, khách chỉ được ở gian đầu tiên (từ phía cửa vào). Gian thứ hai là nơi Pơtao Apui thực hiện lễ cầu mưa, nghiêm cấm khách lạ, nhất là phụ nữ. Gian trong cùng là không gian riêng của chủ nhà. Nghe chuyện và trực tiếp “mục sở thị”, một đứa sinh viên vừa ra trường với hơn 20 tuổi đầu là tôi càng thêm “xanh mắt”, làm gì cũng sợ “lỡ ra” mình phạm phải điều gì.

Dưới thung lũng ven sông Ayun, tháng 12 trời sập tối rất nhanh. Cái không gian tĩnh lặng giữa đồng hoang vào ban đêm như đẩy suy nghĩ và tưởng tượng của tôi về những yếu tố “thiêng” của Pơtao Apui tăng lên. Sau khi ăn bữa tối bằng các món “tự biên tự diễn” bên bếp lửa hồng, tôi được ưu tiên 2 cây cột ở góc Đông Nam của ngôi nhà để mắc võng. Chuẩn bị xong cái “ổ” cho mình, vừa hơi sờ sợ, lại vừa lành lạnh, tôi đang định cuộn mình trên võng thì bị chú Nay Quách quát, bắt dậy xem ông Siu Luynh cúng cầu sức khỏe cho đoàn và uống rượu cần. Vừa sợ thủ trưởng, vừa rờn rợn khi nghĩ về ông Vua Lửa, tôi liền đến bên bếp lửa cùng mọi người. Rồi cũng không hiểu vì sao và từ lúc nào, nỗi sợ hãi dần qua, tôi đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác cho mọi người. Thật may mắn, ngay trong đêm ấy, tôi ghi lại được câu chuyện về “Chiếc gươm thần”, về chuyện anh em Tdía, Tdiêng rèn gươm, do Siu Luynh kể và người dịch từ tiếng Jrai sang tiếng Việt cho tôi một cách thích thú, hào hứng chính là chú Nay Quách.

Duyên nợ bắt đầu chuyến đi tưởng chỉ là một cuộc dạo chơi này, để sau đó, Plei Ơi trở thành nơi đi về gắn bó của tôi. Dần dần, tôi vơi đi cái cảm giác lành lạnh, sờ sợ khi gặp người đại diện cho Yang Pơtao. Vợ và các con của Siu Luynh cũng dần coi tôi như người nhà. Rơlan Hieo-người giúp việc cho Siu Luynh (trong vai trò của một Pơtao Apui) cùng dân làng Plei Ơi sau đó cũng giúp tôi rất nhiều trong công việc. Chả thế mà có chuyến, tôi “công du” ở Plei Ơi cả mấy tháng trời.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).