Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1- 0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.

Nhóm có duy nhất Vietinbank vừa điều chỉnh tăng dành cho khách hàng cá nhân có khoản tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên.

Theo đó, nếu gửi tiền từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng ở các kỳ hạn 1-12 tháng và từ 24 tháng trở lên, khách hàng cá nhân sẽ nhận được mức lãi suất tăng thêm 0,2 %.

Cụ thể, ở kỳ hạn 1-2 tháng, lãi suất khách hàng nhận được sẽ tăng lên 1,9%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng tăng lên 2,2%/năm; kỳ hạn 6-10 tháng nhận lãi suất 3,2%/năm; kỳ hạn 11 tháng được lên 4,5%/năm.

Dòng tiền tiết kiệm đang rút ra khỏi hệ thống ngân hàng nên nhiều ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất .

Dòng tiền tiết kiệm đang rút ra khỏi hệ thống ngân hàng nên nhiều ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất .

Ở kỳ hạn 12 tháng đến dưới 24 tháng, mức lãi suất tiết kiệm được VietinBank giữ nguyên ở 4,7%/năm. Đáng chú ý, lãi suất các kỳ hạn 24-36 tháng tại ngân hàng này đã được tăng quay trở lại mốc 5%/năm.

Đối với khách hàng có khoản tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên, mức lãi suất tiết kiệm tăng thêm là 0,4 điểm %.

Theo đó, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng tăng lên 2,1%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng là 2,4%/năm; lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 6-10 tháng là 3,4%/năm.

Từ kỳ hạn 11-36 tháng, mức lãi suất tiết kiệm VietinBank áp dụng tương tự như khách hàng có khoản tiền gửi 300 triệu đồng trở lên.

Sau lần điều chỉnh này, hiện mức lãi suất của VietinBank đang nhỉnh hơn so với 3 ngân hàng còn lại là Vietcombank, BIDV và Agribank.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng vừa công bố biểu lãi suất mới với việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng thêm 0,1% lên 2,6%/năm. Đây cũng là kỳ hạn duy nhất được VIB điều chỉnh lần này. Trước đó, đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất huy động từ đầu tháng 4.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mới đây công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 10/4. Theo đó, nhà băng này tăng thêm 0,3% lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12-36 tháng . Đây là lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động thứ hai của VPBank trong vòng nửa tháng qua.

Cùng đó, ngân hàng nhỏ TMCP Kiên Long (KienLong Bank) cũng công bố tăng thêm 0,2% lãi suất cho tiền gửi các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng từ 10/4; Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng lãi suất huy động 0,1 - 0,2 % tại kỳ hạn 4 và 5 tháng.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) thì tăng lãi suất huy động mới kỳ hạn 6 - 9 tháng lên thêm 0,2 %, đạt mức 4,1%/năm; Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng loạt tăng lãi suất huy động kỳ hạn 6 -11 tháng thêm 0,2%, lên mức 4,1%/năm. Lãi suất huy động trực tuyến các kỳ hạn từ 12 - 36 tháng cũng được MSB tăng thêm 0,2% lên 4,5%/năm; Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) điều chỉnh tăng 0,2 % lãi suất tiết kiệm đối với các kỳ hạn từ 12-18 tháng.

Theo các chuyên gia, động thái tăng lãi suất tiết kiệm đến từ nguyên do một số lượng tiền tiết kiệm lớn sau khi hết thời gian gửi mặt bằng 5-6%/năm nay đến kỳ đáo hạn đã có ý định không quay lại. Nguyên nhân chính, bởi mức huy động hiện tại được xem là xuống thấp nhất lịch sử 20 năm qua.

Số liệu mới công bố của Tổng cục Thông kê cũng cho hay, ước tính đến 25/3, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023 trong khi cùng thời điểm năm ngoái tăng gần 1,2%. Trong khi đó, về phía đầu ra, sau hai tháng tăng trưởng âm, tín dụng vào nền kinh tế tính đến hết quý I đã tăng trở lại.

Theo báo cáo vĩ mô tiền tệ tháng 4, Bộ phận nghiên cứu của WiGroup nhận định, lãi suất tiền gửi huy động của các ngân hàng thương mại vẫn duy trì quanh vùng đáy. Trong khi nhóm tiếp tục giảm lãi suất, một số ngân hàng tư nhân đã bắt đầu tăng lãi suất huy động.

WiGroup đánh giá, nguyên nhân chính của việc tăng lãi suất một phần do tiền gửi vào ngân hàng có xu hướng giảm (-0,76%), trong khi tín dụng bắt đầu tăng trưởng dương (0,6%). Như vậy, dư địa để các ngân hàng giảm lãi suất huy động sẽ không còn nhiều. Đây cũng là tín hiệu sớm cho thấy lãi suất huy động đã gần chạm "đáy". Điều này cũng đồng pha với xu hướng tín dụng tăng trưởng chậm.

Tính đến thời điểm 25/3, tăng trưởng tín dụng đạt 0,26%, dù con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng nó cho thấy sự cải thiện của tín dụng sau hai tháng đầu năm giảm. Tín hiệu này cũng phản ánh sự phục hồi của hoạt động cho vay trong nền kinh tế, bất chấp việc tăng trưởng tín dụng trong hai tháng đầu năm 2024 ghi nhận ở mức khá thấp, thậm chí là âm tại nhiều ngân hàng lớn.

Có thể bạn quan tâm

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

(GLO)- Sáng 9-1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) Chi nhánh Gia Lai khai trương hoạt động ngân hàng tự động (Smartbank) Đak Đoa tại số 289 Nguyễn Huệ (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).

Quang cảnh hội nghị.

Pleiku phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng

(GLO)-Chiều 24-12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đoàn Hữu Dũng chủ trì hội nghị với các xã, phường triển khai Nghị quyết HĐND thành phố khóa XII, kỳ họp thứ 17 và giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Trong đó, thành phố phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng.

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

(GLO)- Tại công văn lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế này đến hết năm 2030, thay vì kết thúc vào ngày 31-12-2025 như quy định hiện hành.