Lạ mà hay: Cho dưa leo trèo cây bắp, trai miền núi bắt đất "đẻ" 400 triệu đồng/ha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với sáng kiến cho dưa leo trèo cây bắp, anh Phạm Đình Thôi (xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã khiến đất canh tác sinh sôi giá trị lên đến 400 triệu đồng/ha/năm. Mô hình cho dưa leo trèo cây bắp của anh Thôi được nhiều người khen là canh tác thông minh và lạ mà hay.

Những năm trước, mảnh đất lưỡng điền gần 1ha của anh Thôi chỉ canh tác được 1 vụ bắp và 1 vụ lúa. Vì vậy, nguồn thu nhập khá thấp, kinh tế gia đình anh luôn chật vật, thiếu thốn.
 

Anh Phạm Đình Thôi (xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và giàn dưa leo được làm bằng thân bắp.
Anh Phạm Đình Thôi (xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và giàn dưa leo được làm bằng thân bắp.


Sau nhiều đêm trăn trở, anh Thôi quyết định luân canh quanh năm với vụ bắp nếp, vụ dưa leo, đậu bắp và vụ lúa.

Theo đó, khi cây bắp nếp đạt khoảng 65 ngày tuổi, anh thu hoạch trái để bán bắp luộc.

Sau đó, anh bẻ gập đọt cây bắp xuống cho bớt bóng rợp để trồng xen dưa leo bên dưới.

Để tạo thành giàn cho dưa leo bám vào neo quả, anh Thôi dùng dây cước cột néo các cây bắp lại với nhau theo từng hàng.

Mỗi hàng bắp có thể cột 2-3 đường cước nên rất chắc chắn nên dù gió thổi mạnh cũng không thể xô đổ.

 

Chị Gắm, vợ anh Thôi, đang thu hoạch dưa leo. Mặc dù dưa leo trồng dưới gốc bắp nhưng cây khỏe mạnh, cho trái nhiều và ít sâu bệnh. Đây chính là điều nhiều người tới thăm quan tấm tắc khen mô hình lạ mà hay.
Chị Gắm, vợ anh Thôi, đang thu hoạch dưa leo. Mặc dù dưa leo trồng dưới gốc bắp nhưng cây khỏe mạnh, cho trái nhiều và ít sâu bệnh. Đây chính là điều nhiều người tới thăm quan tấm tắc khen mô hình lạ mà hay.


Chị Lê Thị Gấm (vợ anh Thôi) chia sẻ, mặc dù có nhiều trận gió rất lớn thổi qua cánh đồng nhưng không giàn dưa leo nào bị đổ gãy.

Công việc chăm sóc, thu hoạch dưa leo cho leo thân cây bắp cũng rất thuận tiện, lợi công rất nhiều,…

Theo cách sử dụng thân cây bắp là trụ cho dưa leo bò lên chỉ tốn khoảng 200.000 đồng/sào, chủ yếu là chi phí dây cước.

Việc trồng dưa leo dưới thân cây bắp nên râm mát, gió nóng ngoài đồng ít lùa vào nên phát triển tốt, tỉ lệ đậu quả rất cao, năng suất đạt trên 2 tấn/sào. Cao hơn từ 3-5 tạ/sao so với cách làm giàn thông thường.

"Khi thu hoạch xong dưa leo, tôi chỉ cần cắt 2 đầu dây, rồi cuộn lại sử dụng cho vụ sau", anh Thôi thổ lộ.  

Sau khoảng 70 ngày trồng dưa leo, anh Thôi lại xuống giống vụ đậu bắp.

Kết thúc xong vụ đậu bắp, anh lại cày ải đất để canh tác vụ lúa.

 

Thương lái thu mua dưa leo của gia đình nhà anh Phạm Đình Thôi (xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Thương lái thu mua dưa leo của gia đình nhà anh Phạm Đình Thôi (xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.


Với phương thức sản xuất luân canh lạ mà hay này, thu nhập của gia đình Thôi tăng lên gấp nhiều lần so với trước kia.

"Nếu bà con nông dân áp dụng hiệu quả mô hình này, mức thu nhập 300-400 triệu đồng/ha/năm là chuyện không phải là khó", anh Thôi khẳng định chắc nịch.


https://danviet.vn/la-ma-hay-cho-dua-leo-treo-cay-bap-trai-mien-nui-bat-dat-de-400-trieu-dong-ha-20200716063900311.htm

Theo Trần Cửu Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.