Kỳ 1: Nhận quản lý, bảo vệ rừng để... phá rừng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong những năm qua, hàng trăm ngàn héc-ta rừng, đất rừng ở Tây Nguyên đã được chính quyền địa phương giao khoán cho các doanh nghiệp (DN), Công ty lâm nghiệp để thực hiện các dự án nông lâm nghiệp, trồng thêm rừng để tăng độ che phủ. Tuy nhiên, nhiều DN, Công ty lâm nghiệp đã lợi dụng chính sách này nhận đất, nhận rừng nhằm trục lợi và đua nhau phá rừng. Hậu quả nhãn tiền là hàng chục DN, Công ty lâm nghiệp bị giải thể, phá sản, kéo theo chừng ấy cán bộ quản lý rừng bị khởi tố, bắt giam. Đó là những con số có thể định lượng, đo đếm được, nhưng về định tính, hậu quả còn nặng nề, khốc liệt hơn rất nhiều... Tại Tây Nguyên, Đắk Nông được xem là địa phương đứng đầu trong việc giao khoán rừng, đất rừng cho các DN, Công ty lâm nghiệp; đồng nghĩa, đây cũng là địa bàn 'nóng' nhất về tình trạng để mất rừng nhiều năm qua.
Hiện trường một vụ phá rừng năm 2017 tại xã Trường Xuân, Đắk Song, Đắk Nông.
Hiện trường một vụ phá rừng năm 2017 tại xã Trường Xuân, Đắk Song, Đắk Nông.
Một trong những DN “điển hình” cho tình trạng để mất rừng, mà nguyên nhân chính là do đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty đã “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp (LN) Trường Xuân (viết tắt là Công ty LN Trường Xuân), đóng tại xã Trường Xuân, H. Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Theo tài liệu của CQĐT CA tỉnh Đắk Nông, Công ty LN Trường Xuân tiền thân là Lâm trường Trường Xuân được giao gần 16.000ha, trong đó có hơn 14.000ha rừng tự nhiên, 239ha rừng trồng, gần 1,3 ngàn ha đất không có rừng.
Ngày 7-11-2011, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số 1706/QĐ-UBND về việc phê duyệt, công bố số liệu hiện trạng rừng năm 2010 của tỉnh Đắk Nông bằng công nghệ viễn thám. Theo đó, tính đến ngày 31-12-2010, Công ty LN Trường Xuân có tổng diện tích hơn 6.877ha, hiện trạng gồm hơn 2.287ha rừng tự nhiên; hơn 329 ha rừng trồng sản xuất và hơn 4.260ha đất không có rừng. Theo Quyết định của UBND tỉnh Đắk Nông, kể từ ngày 31-12-2010, Công ty LN Trường Xuân có trách nhiệm bảo toàn và phát triển bền vững diện tích hơn 2.287ha rừng tự nhiên đã được UBND tỉnh cho thuê; tổ chức bảo vệ không để rừng bị phá; khai thác hợp lý tài nguyên rừng, thường xuyên cập nhật diễn biến 2.287ha rừng tự nhiên báo cáo các cơ quan chức năng để có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng để bảo toàn và phát triển bền vững diện tích rừng được giao quản lý nói trên.
Tuy mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp tổ chức quản lý bảo vệ rừng được xác định đầy đủ trong Phương án QLBVRTT hằng năm cũng như các văn bản chỉ đạo cụ thể của các cấp chính quyền, nhưng trên thực tế công tác QLBVR của Công ty LN Trường Xuân không làm đúng như các nội dung quy định trong phương án đã được phê duyệt và nội dung tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định. Hậu quả là với hơn 6.877ha rừng được giao năm 2011, thì đến năm 2014 đã có hàng ngàn héc-ta rừng đã biến mất, trong đó có gần 77ha rừng tự nhiên bị hủy hoại, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tương tự Công ty LN Trường Xuân, Công ty TNHH MTV LN Quảng Đức (gọi tắt là Công ty LN Quảng Đức), xã Quảng Phú, H. Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) cũng là ví dụ điển hình. Tháng 12-2010, UBND tỉnh Đắk Nông có quyết định giao cho Công ty TNHH MTV LN Quảng Đức quản lý gần 14.000ha rừng, với 19 tiểu khu, trong đó có gần hơn 7,3 ngàn héc-ta rừng tự nhiên, 771ha rừng trồng sản xuất và hơn 5,7 ngàn héc-ta đất không có rừng... Qua kiểm tra cho thấy, kể từ ngày 31-12-2010 cho đến khi giải thể vào tháng 7-2016, công tác QLBVR của Công ty LN Quảng Đức đã không thực hiện đúng như các nội dung quy định trong phương án đã được phê duyệt và nội dung tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định. Hậu quả là trong tổng số 7,3 ngàn héc-ta rừng tự nhiên được giao quản lý, bảo vệ từ năm 2011 thì đến năm 2014, Công ty này đã khiến cho gần 1,7 ngàn héc-ta rừng bị hủy hoại.
Công ty TNHH MTV LN Đức Hòa (viết tắt là Công ty Đức Hòa), H. Đắk Song (Đắc Nông) cũng là DN “góp phần” làm cho rừng ở Tây Nguyên thêm cạn kiệt. Trong tổng số gần 14.000ha rừng được giao quản lý từ năm 2010, trong đó có hơn 12.000ha rừng tự nhiên thì đến tháng 12-2014, có tới hơn 1,4 ngàn héc-ta rừng tự nhiên đã bị hủy hoại...
Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông, trong khoảng 10 năm trở lại đây, địa phương này đã mất hơn 15.000ha rừng tự nhiên khi giao cho các Công ty LN quản lý, đó là chưa kể hàng chục ngàn héc-ta đất sản xuất, đất không có rừng cũng rơi vào cảnh tương tự. Rừng mất, đất lâm nghiệp bị xâm canh, tình trạng mua bán đất rừng diễn ra tràn lan... đó là hệ lụy khôn lường mà các Công ty LN để lại cho địa phương.
Tại Gia Lai, Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ được UBND tỉnh giao hơn 9.000ha rừng và đất lâm nghiệp vào năm 2011, đến đầu năm 2017 chỉ còn hơn 6,6 ngàn héc-ta, tức 30% diện tích đã mất quyền sử dụng hoàn toàn. Để che giấu trách nhiệm, khi làm mới và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lãnh đạo Ban cố ý đã bỏ ra ngoài hơn 1.000ha rừng và đất lâm nghiệp. Dấu hiệu thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái của đội ngũ lãnh đạo BQL và chính quyền một số địa phương liên quan cũng đã được CA tỉnh điều tra, làm rõ theo chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai.
Theo kết quả kiểm tra của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên năm 2017 cho thấy, UBND các cấp và BQL rừng phòng hộ là 2 chủ thể để mất rừng nhiều nhất. Cụ thể, UBND các cấp để mất hơn 209.000ha; các BQL rừng để mất hơn 112.000ha; DN nhà nước để mất hơn 87.000ha; hộ gia đình để mất hơn 25.000ha. Cũng theo kết quả kiểm tra của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tại 5 tỉnh Đắk Lắc, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng cho thấy, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên hiện có là hơn 3,3 triệu héc-ta, trong đó diện tích có rừng là gần 2,6 triệu héc-ta, chiếm 76,21% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn vùng Tây Nguyên đã được giao cho các BQL rừng đặc dụng, phòng hộ; DN nhà nước; DN tư nhân; lực lượng vũ trang; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư; UBND các cấp và các tổ chức khác quản lý sử dụng...
Ngoài nguyên nhân làm cho diện tích rừng bị biến mất, thất thoát lớn là tình trạng di dân tự do dẫn đến phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để lấy đất sản xuất, làm nương rẫy... thì một nguyên nhân quan trọng khác được xác định là một số đơn vị, tổ chức, DN, cá nhân được giao QLBVR và đất lâm nghiệp với diện tích lớn nhưng thiếu năng lực, buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ.
(còn nữa)
D.Hùng - C.Hạnh (CAĐN)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.