Kông Chro quan tâm hỗ trợ người dân vươn lên ổn định cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã lồng ghép nhiều chương trình, chính sách để giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, đời sống người dân không ngừng được cải thiện.

Nhiều nguồn lực hỗ trợ

Gia đình anh Đinh Nech (làng Hle Hlang, xã Yang Trung) là một trong những hộ nghèo vì thiếu sinh kế. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, gia đình anh được hỗ trợ 1 con bò sinh sản.

Anh Nech cho biết: “Trước đây, gia đình nằm trong diện hộ nghèo vì không có vốn làm ăn. Đầu năm 2019, gia đình được hỗ trợ bò sinh sản. Hiện tại, đàn bò đã phát triển được 5 con. Đồng thời, gia đình cũng được tạo điều kiện vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm ăn. Nhờ vậy, gia đình đã mua được đất để trồng 3 ha mì và bắp, thu nhập gần 80 triệu đồng/năm. Đến nay, gia đình đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định”.

Trong khi đó, gia đình bà Đinh Thị Tem (làng Kte-Kchăng, xã Đak Song) là hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Tháng 6-2023, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã hỗ trợ gia đình 44 triệu đồng để xây dựng nhà ở. Trò chuyện với chúng tôi, bà Tem cho biết: “Ngôi nhà cũ trước đây đã dột nát. Được sự hỗ trợ của Nhà nước mà gia đình có được ngôi nhà kiên cố”.

Lãnh đạo xã Đak Song bàn giao nhà cho bà Đinh Thị Tem (thứ 2 từ phải sang, làng Kte-Kchăng). Ảnh: N.S

Lãnh đạo xã Đak Song bàn giao nhà cho bà Đinh Thị Tem (thứ 2 từ phải sang, làng Kte-Kchăng). Ảnh: N.S

Niềm vui của bà Tem cũng là sự phấn khởi của hàng chục hộ nghèo người DTTS trong xã Đak Song khi được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Chủ tịch UBND xã Huỳnh Văn Cư cho biết: Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, xã đầu tư làm mới 54 căn nhà cho các hộ nghèo người DTTS. Năm 2023 có 30 hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Trong đó có 21 căn nhà xây mới (44 triệu đồng/căn), 9 nhà sửa chữa (22 triệu đồng/căn). Tổng kinh phí thực hiện chương trình là 1,122 tỷ đồng.

Cũng theo ông Cư, được sự quan tâm đầu tư từ nhiều chương trình, dự án, các hộ nghèo đã được cấp bồn nước, cấp bò, hỗ trợ xây nhà, tập huấn kỹ thuật để chuyển đổi cây trồng... Nhờ đó, đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc. Hiện xã có 260 hộ nghèo, chiếm 51,1%, giảm 7,23% so với năm 2022.

Bên cạnh đó, các xã, thị trấn căn cứ tình hình thực tế để triển khai các giải pháp giảm nghèo phù hợp. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hồ-Phó Chủ tịch UBND xã Ya Ma, để làm tốt công tác giảm nghèo, Đảng ủy, UBND xã chú trọng tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân, qua đó khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế. Cùng với đó, xã lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Nhờ đó, số hộ nghèo của xã hiện còn 234 hộ, giảm 32 hộ so với năm 2022.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo

Đánh giá về công tác giảm nghèo của địa phương, ông Đỗ Hà Quang-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-khẳng định: Thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo. Nhờ vậy, đời sống người dân ngày càng được nâng lên, các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời và hỗ trợ đúng đối tượng, kết quả giảm nghèo đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đồng bào DTTS có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội, cách thức làm ăn của nhiều hộ cũng từng bước được cải thiện.

Đàn bò của gia đình anh Đinh Nech (làng Hle Hlang, xã Yang Trung). Ảnh: N.S

Đàn bò của gia đình anh Đinh Nech (làng Hle Hlang, xã Yang Trung). Ảnh: N.S

“Trong năm 2023, với 182 tỷ đồng từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, mở lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân… Đồng thời, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS trong công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên”-ông Quang thông tin.

Toàn huyện còn 4.336 hộ nghèo, chiếm 33,78% (giảm 697 hộ, tương ứng 5,91% so với cuối năm 2022). Từ nay đến cuối năm, huyện tiếp tục đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo. Cùng với đó, xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững, 100% hộ nghèo được hưởng thụ đầy đủ các chính sách giảm nghèo, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 6% trở lên so với năm 2022.

Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Súy-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: “Thời gian tới, huyện sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp như: tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm; hỗ trợ sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo đã thực hiện có hiệu quả; dạy nghề cho lao động nông thôn, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, giải quyết nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo… Đồng thời, tiếp tục triển khai có hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Ia Nhin phát huy hiệu quả hệ thống truyền thanh

Ia Nhin phát huy hiệu quả hệ thống truyền thanh

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã phát huy tác dụng của hệ thống truyền thanh cơ sở, giúp người dân nắm bắt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các hoạt động ở địa phương.
Trải nghiệm "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông"

Trải nghiệm "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông"

(GLO)- Người dân làng Phung, làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang lưu giữ nét đẹp bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Jrai. Nhiều năm nay, người dân nơi đây đã phát huy lợi thế này để phát triển du lịch, giúp tăng thu nhập, giữ gìn và quảng bá văn địa phương.
Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

(GLO)- Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã lan tỏa sâu rộng. Người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực vươn lên thoát nghèo.
Chuyện lạc rừng của anh Bốn Hiển

Chuyện lạc rừng của anh Bốn Hiển

(GLO)- Hồi còn công tác, tôi rất có thiện cảm với anh chị em cán bộ ở An Khê bởi vì tính cách dân dã và trung thực, dễ gần, giống với tính cách của người “xứ Nẫu”. Với anh Bốn Hiển-cách gọi thân mật của anh em trong cơ quan dành cho anh Lê Thanh Hiển-nguyên Phó Bí thư Thường trực Thị ủy An Khê, qua vài lần gặp gỡ, tôi có cảm tình với con người có nụ cười hiền lành, đầu luôn đội chiếc mũ beret, giống như công nhân người Nga. Từ ngày anh về hưu, tôi và anh Đoàn Minh Phụng thường xuyên ghé về thăm anh Bốn Hiển và nghe anh kể chuyện thời đánh Mỹ.
Làng Jút 2 phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Làng Jút 2 phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Sau nhiều năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và liên tục giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa cấp huyện”, bà con làng Jút 2 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, đồng lòng thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả, đến năm 2021, làng Jút 2 là làng đầu tiên ở huyện Ia Grai được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn NTM. Phát huy kết quả đã đạt được, bà con làng Jút 2 đang tập trung thi đua thực hiện các cuộc vận động, các phong trào yêu nước, phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong đồng bào dân tộc thiểu số vào năm 2024.

An Khê: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

An Khê: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2023), các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu, tăng cường khối đại đoàn kết, góp phần xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng Dương Mah Tiệp phát biểu chỉ đạo hội nghị

Thu hút hơn 3.700 lượt khách tham quan, du lịch sinh thái

(GLO)-

Sáng 16-11, Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng (gọi tắt là Ban quản lý) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình hoạt động năm 2023 và định hướng hoạt động năm 2024. Đồng chí Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng chủ trì hội nghị.