Kông Chro quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với những giải pháp thiết thực, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đây là cơ sở quan trọng để cải thiện đời sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội và tạo động lực cho nền kinh tế địa phương phát triển.
Công ty TNHH May Ngân Anh (làng Pơbah Ktu, xã An Trung) được thành lập vào tháng 5-2021, chuyên may gia công quần áo xuất khẩu sang Đài Loan và các nước châu Âu. Sau hơn 1 năm hoạt động, Công ty đã dạy nghề và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Anh Nguyễn Hữu Trí-Quản lý Công ty-cho biết: “Trong năm qua, Công ty nhận may gia công khoảng 30 đợt hàng. Mỗi đợt, chúng tôi cần 50-70 công lao động để hoàn thiện 1.500-2.000 sản phẩm. Hiện nay, Công ty có 10 lao động thường xuyên với mức thu nhập 3-6 triệu đồng/tháng tùy theo tay nghề. Ngoài ra, người lao động còn được hỗ trợ cơm trưa, trợ cấp xăng xe, thưởng chuyên cần và các dịp lễ, Tết”.
Theo bà Nguyễn Thị Phượng-Chủ tịch UBND xã An Trung, căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, xã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cho người dân; tuyên truyền, vận động bà con tham gia các phiên giao dịch việc làm lưu động để tìm kiếm công việc phù hợp. Bên cạnh đó, xã còn kết nối với các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Hiện tổng số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 2.903 người, trong đó có 770 lao động qua đào tạo, 109 lao động làm việc ở ngoài tỉnh, còn lại là lao động tại gia đình.
Lao động địa phương làm việc tại Công ty TNHH May Ngân Anh (làng Pơbah Ktu, xã An Trung). Ảnh: Mộc Trà
Lao động địa phương làm việc tại Công ty TNHH May Ngân Anh (làng Pơbah Ktu, xã An Trung). Ảnh: Mộc Trà
Ông Nguyễn Văn Tuấn-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kông Chro cũng thông tin: Trên địa bàn thị trấn hiện có gần 6.700 người trong độ tuổi lao động có việc làm (34 người đang đi xuất khẩu lao động). Tháng 7 vừa qua, Trung tâm Học tập cộng đồng thị trấn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả và chăn nuôi cho người dân 2 tổ dân phố Plei Nghe và Plei Dơng. Bên cạnh cử người tham gia các lớp đào tạo nghề nông thôn do huyện tổ chức, thị trấn cũng thường xuyên thông tin kịp thời về nhu cầu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và các phiên giao dịch việc làm để người dân nắm bắt, đăng ký tham gia. 
Anh Đinh Văn Nhết (tổ dân phố Plei Dơng, thị trấn Kông Chro) chia sẻ: “Tôi cùng nhiều thanh niên trong tổ được tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn tại địa phương như: thợ xây, sửa chữa xe máy, may công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi… Nhờ đó, chúng tôi có được kiến thức cơ bản để xin việc hoặc tự tạo việc làm cho mình”.
Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm là điều kiện quan trọng để góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thời gian qua, huyện Kông Chro đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Trên địa bàn hiện có 36.308 người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,1% dân số toàn huyện. Năm 2022, huyện phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 47% và giải quyết việc làm cho 760 người. Tính đến tháng 10-2022, số lao động được giải quyết việc làm là 694 người (đạt 91,32% kế hoạch); trong đó có 357 lao động quay lại các tỉnh phía Nam làm việc, 16 người đi xuất khẩu lao động, riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho 232 lao động với số tiền trên 11,7 tỷ đồng.
Người lao động xem thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong tỉnh và nước ngoài có nhu cầu. Ảnh: Mộc Trà
Người lao động xem thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong tỉnh và nước ngoài. Ảnh: Mộc Trà
Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Nguyễn Văn Cường cho hay: Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung, lao động dân tộc thiểu số nói riêng luôn được huyện chú trọng triển khai. Bên cạnh đẩy mạnh truyền thông về dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm… huyện còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh gửi thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đến các xã, thị trấn và tổ chức phiên giao dịch việc làm nhằm giúp người dân tiếp cận thông tin về thị trường lao động, có cơ hội chuyển đổi ngành nghề, tăng thu nhập. Người lao động sau khi học nghề đã biết cách tiếp cận và vận dụng kiến thức vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ; một số khác có tay nghề còn được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
“Qua khảo sát thực tế, Phòng đã xây dựng kế hoạch về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngay từ đầu năm 2022 với số lượng 25 lớp (23 lớp nghề nông nghiệp và 2 lớp nghề phi nông nghiệp) cho 782 học viên. Tuy nhiên, do đến đầu tháng 10, tỉnh mới bố trí kinh phí nên chúng tôi đang tích cực phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai khẩn trương mở lớp, đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn”-ông Cường cho biết thêm.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

null