Kon Sơ Lăl rộn ràng trước ngày hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những ngày này, người dân làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Pah) đang tất bật chuẩn bị cho ngày hội mừng nhà rông mới...

Làng Kon Sơ Lăl cũ của xã Hà Tây từng được xem là một báu vật giữa đại ngàn Tây Nguyên. Đây là ngôi làng còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, bình dị điển hình của người Bahnar. Đặc biệt, ngôi  nhà rông, nơi được xem là linh hồn của làng vẫn gìn giữ được những trụ gỗ trắc,  trong khi ở hầu hết các nơi khác, gỗ trắc bị dỡ bỏ bán đi để đổi lấy nhà xây, xe máy...

 

Ngôi nhà rông chuẩn bị khánh thành của làng Kon Sơ Lăl. Ảnh: Văn Ngọc
Ngôi nhà rông chuẩn bị khánh thành của làng Kon Sơ Lăl. Ảnh: Văn Ngọc

Người Kon Sơ Lăl tuy nghèo nhưng dưới mái nhà rông ấy, trong hơi men rượu cần chuếnh choáng, họ vẫn cảm nhận được cuộc sống tràn ngập niềm vui.  Tuy người dân đã chuyển về sinh sống ở làng mới gần trung tâm xã, nhưng làng Kon Sơ Lăl cũ vẫn là nơi đi về của bà con nơi đây. Tại làng mới, người dân đã dựng một nhà rông nhưng nó vẫn không thể thay thế cho nhà rông ở làng cũ, một biểu tượng tinh thần của bà con. Làng Kon Sơ Lăl bình dị trở thành điểm khám phá thú vị với những lữ khách muốn tìm hiểu, cảm nhận cuộc sống bình dị của người Bahnar.

Nhưng rồi, tai ương ập đến vào một ngày giông bão, mây đen phủ khắp làng Kon Sơ Lăl cũ.  Sét đánh trúng mái nhà tranh khiến lửa bốc lên ngùn ngụt. Lửa theo gió lan sang hàng chục mái nhà khác. Và lửa cũng đã nuốt trọn ngôi nhà rông hiên ngang sừng sững trong sự bất lực của dân làng. Đã có những giọt nước mắt lăn dài sau sự sụp đổ của nhà rông Kon Sơ Lăl.

Đã 2 năm kể từ ngày nhà rông cũ hóa tro tàn, giờ đây, dân làng Kon Sơ Lăl lại đang nô nức chuẩn bị khánh thành nhà rông mới to, cao và hoành tráng thuộc hàng nhất nhì Tây Nguyên. Anh Díu-Trưởng thôn Kon Sơ Lăl, hồ hởi: “Nhà rông cũ bị cháy, cả làng buồn không sao kể xiết. Gỗ trắc không dùng được nữa phải đem bán bỏ vào quỹ của làng. Thế rồi dân làng bàn nhau phải làm nhà rông mới, thật to, thật cao để thay thế nhà rông trước kia”.  

Ngày dựng nhà rông, các gia đình trong làng đều háo hức, tự nguyện bỏ việc nhà để tham gia. Không có một bản vẽ thiết kế nào nhưng nhà rông vẫn nhanh chóng được dựng lên rất vững chãi. Anh Lanh-người dân làng Kon Sơ Lăl, tâm sự: “Đã lâu lắm rồi bà con mới đoàn kết tập trung cùng làm với nhau đông vui như thế này; mỗi người một tay, chẳng mấy chốc mà được uống rượu mừng nhà rông mới rồi”.  

Những ngày đầu tháng 8, mưa cứ tầm tã ủ ê rơi trên mảnh đất Hà Tây. Nhưng dưới mái nhà rông, dân làng Kon Sơ Lăl vẫn đang hăng say lao động để chuẩn bị hoàn tất ngôi nhà rông mới uy nghi, hoành tráng.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.