Kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.600 tỷ USD do xung đột tại Ukraine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn đến sự gián đoạn của hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời khiến cho giá năng lượng tăng vọt dẫn tới lạm phát toàn cầu tăng mạnh.
Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Toronto, Canada. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Toronto, Canada. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 22/2, kênh truyền hình N-TV dẫn một nghiên cứu của Viện Kinh tế Đức Cologne cho biết cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn 1.600 tỷ USD.

Theo các tác giả của nghiên cứu, cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn đến sự gián đoạn của hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời khiến cho giá năng lượng tăng vọt dẫn tới lạm phát toàn cầu tăng mạnh và làm giảm sức mua của người tiêu dùng.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ông Michael Gromling, một trong những tác giả của nghiên cứu, lưu ý rằng do triển vọng kinh tế không rõ ràng, chi phí tài chính tăng và chi phí lợi ích đầu tư tăng lên, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang quay lưng lại với các khoản đầu tư mới.

Nghiên cứu dự báo tổng thiệt hại của nền kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ thấp hơn một chút so với năm 2022 căn cứ theo dự báo thị trường năng lượng và tài nguyên thế giới bớt căng thẳng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các nước đang phát triển trong năm nay sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(GLO)- Cùng với mở rộng hệ thống phân phối truyền thống, việc phát triển các kênh bán hàng trực tuyến đang là giải pháp chiến lược nhằm mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là nền tảng thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa địa phương.