Kinh tế nóng nhất: Bắt đầu mở rộng "bơm tiền"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thông báo của Kho bạc Nhà nước (KBNN), từ tuần tới đầu mối này sẽ tổ chức mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP) với tất cả các ngày làm việc trong tuần. Qua kênh này, nguồn tiền mới sẽ chảy ra khi các chủ sở hữu TPCP bán lại cho KBNN để lấy nguồn đưa vào thị trường.

Bắt đầu mở rộng “bơm tiền” trong tuần tới

 

 Khi lượng tiền cung ứng qua mua ngoại tệ của NHNN dần hạn chế đi thì kênh của KBNN bắt đầu mở rộng (Ảnh minh họa CTV)
Khi lượng tiền cung ứng qua mua ngoại tệ của NHNN dần hạn chế đi thì kênh của KBNN bắt đầu mở rộng (Ảnh minh họa CTV)


Ngày 13/7 thị trường đánh dấu phiên giao dịch đầu tiên của KBNN “bơm tiền” qua nghiệp vụ sử dụng nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi của KBNN mua lại có kỳ hạn TPCP.

Qua kênh này, nguồn tiền mới sẽ chảy ra khi các chủ sở hữu TPCP bán lại cho KBNN để lấy nguồn đưa vào thị trường.

Về mặt tạo cung cho thị trường, giao dịch này gần gũi với kênh “bơm tiền” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trên thị trường mở (OMO), qua việc nhà điều hành chính sách tiền tệ cho vay cầm cố các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng (chủ yếu là TPCP) có kỳ hạn. Tuy nhiên, kênh này của NHNN gần như “đóng băng” kéo dài, do không phát sinh giao dịch, và có thể do lãi suất cao hơn nhiều so với các thị trường hiện nay (2,5%/năm kỳ hạn 7 ngày) và chỉ duy nhất 1 kỳ hạn rất ngắn là 7 ngày chào thầu thời gian qua.

Kênh “bơm tiền” của KBNN qua mua lại có kỳ hạn TPCP dù cũng ngắn hạn nhưng đang cho thấy đa dạng hơn về kỳ hạn và tần suất.

Cụ thể, theo thông báo của KBNN, từ tuần tới đầu mối này sẽ tổ chức mua lại có kỳ hạn TPCP với tất cả các ngày làm việc trong tuần, từ 06/9 đến 10/9. Trong đó, các kỳ hạn phổ biến nhất là 14 và 21 ngày; kỳ hạn ngắn nhất là 7 ngày và dài nhất là 3 tháng.

Như vậy, với việc có các kỳ hạn từ 1-3 tháng, các ngân hàng thương mại - đối tượng tiếp cận chính - có thêm lựa chọn dài hơn trong cân đối nguồn, thay vì nhu cầu cân đối thanh khoản rất ngắn hạn.

Về quy mô, KBNN cho biết khối lượng giao dịch các phiên sẽ công bố cụ thể theo mỗi phiên, còn riêng trong quý 3 này tổng hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn TPCP là 54.760 tỷ đồng.

Nam Long bán một phần dự án ở Đồng Nai cho đối tác Nhật Bản

Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) vừa cho biết sẽ bán một phần vốn tại Công ty TNHH MTV Paragon Đại Phước cho đối tác Nhật là Niship Nippon Railroad để cùng phát triển khu đô thị Nam Long Đại Phước 45,5 ha tại đảo Đại Phước, Đồng Nai. Tỷ lệ bán vốn cũng như giá trị thương vụ không được tiết lộ.

Hiện tại, Nam Long Đại Phước đã hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng, đóng tiền sử dụng đất, san lấp đất đến cao độ 2 m, được phê duyệt quy hoạch 1/500 và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được Nam Long và Nishi Nippon Railroad phát triển với sản phẩm chủ yếu là biệt thự song lập và đơn lập cao cấp. Dự kiến, Nam Long Đại Phước sẽ được giới thiệu ra thị trường trong năm 2022.

Nam Long hiện nắm 100% vốn Công ty TNHH MTV Paragon Đại Phước. Giá trị tồn kho bất động sản dở dang tại dự án gần 1.709 tỷ đồng.


 

Phối cảnh tổng thể đảo Đại Phước. Ảnh: danhkhoireal.
Phối cảnh tổng thể đảo Đại Phước. Ảnh: danhkhoireal.


Vào cuối tháng 8, Nam Long cũng công bố cùng một đối tác Nhật là tập đoàn Hankyu Hanshin Properties Corporation phát triển khu đô thị tích hợp Izumi City, diện tích 170 ha tại Đồng Nai. Nam Long nắm 65,1% vốn còn Hankyu Hanshin Properties Corp nắm 34,9% vốn.

Hankyu Hanshin đã cùng Nam Long triển khai 5 dự án trong 5 năm qua và Izumi City là dự án thứ 6. Vốn đầu tư dự án khoảng 18.600 tỷ đồng, đảm bảo sự phát triển dài hạn trong 5 - 10 năm tới.

Thị trường xuất khẩu cá tra khởi sắc trở lại

 

Cơ hội xuất khẩu lớn, nhưng các doanh nghiệp khó khăn về nguồn lao động và nguyên liệu để mở rộng sản xuất. Ảnh: Theo Tepbac
Cơ hội xuất khẩu lớn, nhưng các doanh nghiệp khó khăn về nguồn lao động và nguyên liệu để mở rộng sản xuất. Ảnh: Theo Tepbac


Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ quý II/2021, nhu cầu nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường như Mỹ, Brazil, Mexico, Thái Lan, Canada, Colombia, Nga, UAE… bắt đầu tăng tích cực trở lại. Điều này tiếp thêm năng lượng và niềm hy vọng cho các doanh nghiệp chế biến cá tra ở ĐBSCL những tháng cuối năm, đồng thời cũng là cơ hội để người nuôi thả cá tra ở ĐBSCL vực lại sản xuất sau một thời gian khá dài thua lỗ do giá cá tra bị giảm sâu.

Cơ hội xuất khẩu cá tra càng tăng hơn khi từ cuối tháng 6.2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với các lô hàng cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 1.8.2018–31.7.2019. Kết quả là 2 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường này được hưởng thuế chống bán phá giá ở mức 0%.



https://danviet.vn/kinh-te-nong-nhat-bat-dau-mo-rong-bom-tien-20210905202228334.htm

Theo Nguyễn Minh (tổng hợp/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.