Kiến nghị bất tín nhiệm Thủ tướng Thái Lan được đề xuất lên Chủ tịch Hạ viện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quá trình xác minh kiến nghị bất tín nhiệm do phe đối lập đệ trình đối với bà Paetongtarn đã hoàn tất và được đệ trình lên Chủ tịch Hạ viện để xem xét trước khi đưa vào chương trình nghị sự quốc hội.

kien-nghi-bat-tin-nhiem-thu-tuong-thai-lan-dd.jpg
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra (phía trước) trong cuộc họp báo tại Bangkok, ngày 16/8/2024. (Nguồn: THX/TTXVN)

Tổng thư ký Hạ viện Thái Lan Arpath Sukhanunth ngày 2/3 cho biết một kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã được đề xuất lên Chủ tịch Hạ viện Wan Muhamad Noor Matha để xem xét trước khi đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội Thái Lan.

Ông Arpath cho hay quá trình xác minh kiến nghị bất tín nhiệm do các đảng đối lập đệ trình đối với bà Paetongtarn, bao gồm việc kiểm tra chữ ký và nội dung của kiến nghị, hiện đã hoàn tất và được đệ trình lên ông Wan để xem xét trước khi đưa vào chương trình nghị sự quốc hội.

Khi được hỏi liệu kiến nghị này có đề cập đến cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị coi là “người ngoài cuộc” theo các quy định hiện hành, ông Arpath trả lời rằng quyết định nằm trong tay Chủ tịch Hạ viện và các cấp phó của ông để cân nhắc những vấn đề như vậy trong cuộc tranh luận tại Quốc hội.

Trong khi đó, Anusorn Eiamsaard, một nghị sĩ của đảng Vì nước Thái (Pheu Thai), đã bình luận về việc phe đối lập đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm đối với chính phủ, trong đó nhắm vào bà Paetongtarn là chủ đề tranh luận duy nhất.

Ông Anusorn kêu gọi phe đối lập thực hiện quyền này trên cơ sở xây dựng thay vì sử dụng các chiến thuật chính trị tiêu cực gây thù hận và làm suy yếu uy tín của chính quyền.

Về cựu Thủ tướng Thaksin, cha của bà Paetongtarn, ông Anusorn lập luận rằng vì ông Thaksin không phải là thành viên nội các và không giữ chức vụ chính thức nào nên ông không thể là chủ đề tranh luận tại Quốc hội. Ông cũng nhấn mạnh rằng tất cả các bên nên sử dụng nền tảng Quốc hội để mang lại lợi ích cho quốc gia và người dân.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

null