Kiểm tra thuốc, vật tư, trang-thiết bị y tế các cơ sở khám-chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nội dung trên thể hiện tại Quyết định 2183/QĐ-BYT của Bộ Y tế: Thành lập 4 đoàn làm nhiệm vụ kiểm tra, khảo sát. Đoàn số 1 do GS,TS. Lương Ngọc Khuê-Cục trưởng Cục Quản lý khám-chữa bệnh làm Trưởng đoàn kiểm tra vùng Đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc với 25 tỉnh, thành phố.

Các Phó cục trưởng làm Trưởng 3 đoàn kiểm tra còn lại theo thứ tự 2,3,4 gồm: TS. Cao Hưng Thái kiểm tra vùng Bắc trung bộ gồm 11 tỉnh, thành phố; TS. Vương Ánh Dương kiểm tra vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ gồm 11 tỉnh, thành; TS. Nguyễn Trọng Khoa kiểm tra vùng đồng bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh nguồn internet
Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh nguồn internet

Từng đoàn có nhiệm vụ lập danh sách các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các tỉnh/thành phố, lựa chọn kiểm tra 1-2 bệnh viện trực thuộc Bộ (đa khoa- chuyên khoa). Vùng Tây Nguyên kiểm tra Bệnh viện vùng Tây Nguyên, cùng với 1-2 bệnh viện tỉnh (ưu tiên các tỉnh khó khăn). Mỗi đoàn kiểm tra ít nhất 1 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 1 bệnh viện/ trung tâm y tế huyện.

Trước đó, tờ trình của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo từ các địa phương, đơn vị phản ánh tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư xảy ra nhiều nơi ảnh hưởng đến công tác khám-chữa bệnh. 28/34 cơ sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo xảy ra thiếu thuốc kháng sinh dự trữ dùng điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền… 26/34 cơ sở y tế và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14/34 sở y tế và 8/21 bệnh viện tuyến trung ương thiếu trang-thiết bị bị y tế.

Mục đích kiểm tra nhằm khảo sát tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại cơ sở khám-chữa bệnh và khảo sát, ghi nhận tác động của thiếu hụt tới chất lượng khám-chữa bệnh, sự hài lòng của người dân, nhân viên y tế; xác định khó khăn, vướng mắc khchs quan, chủ quan, đề xuất giải pháp ngắn và dài hạn cho cơ quan quản lý trung ương để có hướng khắc phục, tháo gỡ.

THẤT SƠN

 

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).