Khởi sắc vùng quê mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm nay, 11 dân tộc anh em sinh sống tại làng Ia Brel và Ia Jol (xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) rộn ràng niềm vui khi nông sản được mùa, địa phương đạt nhiều chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

Bên mâm cơm gia đình, bà con vui vẻ ôn lại chuyện xưa và dự tính những mục tiêu tốt đẹp trong tương lai.

Năm 1994, một số bà con người Tày đến khu vực phía Tây núi Chư Pưh tìm hướng làm ăn, gầy dựng cuộc sống. Khí hậu ôn hòa và vùng đất rộng lớn màu mỡ đã níu chân họ ở lại, gắn bó với nơi này. Đây là nơi giáp ranh giữa 3 xã Ia Le (huyện Chư Sê, nay là huyện Chư Pưh), Ia Sol (huyện Ayun Pa, nay là huyện Phú Thiện) và Ea H’leo (huyện Ea H’leo, tỉnh Đak Lak). Người dân các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La… nghe tiếng nên cũng vào đây sinh cơ lập nghiệp.

Bà Siu H’Nhan (người Jrai, làng Kênh Săn) nhớ lại: “Bà con phía Bắc vào đây nhiều nhất là những năm 2006-2007. Khi đó, mình và bà con Ê Đê ở buôn Săm (xã Ea H’leo) chỉ đường giúp họ. Thân quen, họ mời mình vào nhà chơi, thưởng thức món ngon như: thịt vịt nấu măng chua, thịt heo quay lá mắc mật, thịt gà nấu tía tô… Bà con đoàn kết, hỗ trợ nhau làm ăn, sinh sống”.

Đường vào thôn Ia Brel, xã Ia Le, huyện Chư Pưh. Ảnh: H.C

Đường vào thôn Ia Brel, xã Ia Le, huyện Chư Pưh. Ảnh: H.C

Từ cầu 110 trên quốc lộ 14 vào khu vực phía Tây núi Chư Pưh khoảng 40 km đường rừng là đến làng Ia Jol và làng Ia Brel. Để tạo điều kiện cho bà con an cư, huyện Chư Pưh quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm phục vụ đời sống và sản xuất.

Tuy nhiên do địa hình chia cắt, xa quốc lộ, xa trung tâm huyện nên làng Ia Brel và Ia Jol gặp không ít khó khăn, cách trở. Mỗi khi mưa lớn, nước suối dâng cao, 2 làng bị chia cắt với bên ngoài.

Bà Hoàng Thị Liên-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Brel-nói: “Nơi này còn nhiều khó khăn, nhưng so với ngoài Cao Bằng, Hà Giang... thì dễ đi lại, dễ làm ăn hơn nhiều”.

Làng Ia Brel và Ia Jol được thành lập vào năm 2008. Khi đó, 2 làng có hơn 120 hộ với khoảng 250 khẩu là người dân tộc thiểu số, phần lớn là hộ nghèo từ các tỉnh phía Bắc di cư tự do.

Đến nay, 2 làng đã có 400 hộ với hơn 1.600 khẩu thuộc 11 dân tộc anh em. Tuy tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhưng đất đai nhiều (mỗi hộ có từ 2 ha trở lên), bà con siêng năng chăm chỉ nên tin tưởng cuộc sống của người dân sẽ sớm cải thiện.

Nhiều hộ gia đình như Hoàng Văn Phúc, Lê Văn Thịnh, Phan Văn Tý, Vi Xuân Du, Vi Văn Hạnh, Vi Văn Lộc (làng Ia Brel), Lý Ngọc Dũng, Hoàng Văn Bình, Hoàng Đình Chất, Triệu Quang Thoa, Lãnh Văn Vui (làng Ia Jol) canh tác nhiều loại cây trồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Bàn Ngọc Thạch (làng Ia Jol) phấn khởi cho biết: “Ở đây không nhà nào thiếu đất sản xuất. Năm nay, hồ tiêu, lúa, bắp, mì, điều… được mùa, được giá nên bà con rất phấn khởi”.

Kinh tế phát triển, bà con làng Ia Brel và Ia Jol có điều kiện đầu tư cho con cháu học tập; xây dựng nhà cửa khang trang; mua sắm máy móc, trang-thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Nhiều năm qua, bà con duy trì tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, đánh cù, ném còn, đẩy gậy, múa sư tử và các lễ hội của dân tộc mình như: rước đất, rước nước, lồng tồng (người Tày-Nùng); khai hạ, cầu mưa (người Mường); lùng tùng, then kin pang (người Thái); Gầu Tào (người H’Mông), cầu mùa (người Sán Chỉ)...

Bà Đàm Thị Hương (làng Ia Brel) phấn khởi nói: “Bà con ở đây vẫn duy trì phong tục tập quán như lúc ở ngoài Bắc. Núi rừng ở đây cho bà con nhiều thứ quý giá. Vì vậy, bà con phải làm tốt việc phòng cháy, chữa cháy giữ cho rừng thêm xanh tươi”.

Theo ông Lưu Xuân Thành-Bí thư Đảng ủy xã Ia Le: “Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, bà con trang trí nhà cửa, làm cỗ cúng gia tiên, đánh đàn tính, hát then, chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các lễ hội truyền thống rất vui. Những hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc thu hút đông đảo bà con trong vùng đến tham dự. Tình cảm đoàn kết các dân tộc thêm thắt chặt, làm phong phú thêm đời sống tinh thần.

Đảng ủy, UBND xã luôn tạo điều kiện thuận lợi để bà con giao lưu văn hóa-văn nghệ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, nhân văn của dân tộc mình”.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Về miền lá đỏ

Về miền lá đỏ

(GLO)- Tôi thường có thói quen tìm đến những cánh rừng bạt ngàn trong cơn gió xuân dịu nhẹ. Mùa xuân, nhiều cung đường rừng ở tuyến Trường Sơn Đông uyển chuyển khoác lên tấm lụa tràn đầy sắc màu, đỏ rực một vùng trời.