Khởi sắc làng tái định cư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau hơn 10 năm dời về nơi ở mới để nhường đất xây dựng công trình thủy lợi Ia Mơr, hiện nay, đời sống của gần 200 hộ dân làng Khôi và Hnap (xã Ia Mơr, huyện Chư Prông) đang từng ngày khởi sắc.
Buôn làng khởi sắc
Trở lại thăm làng Hnap vào một buổi chiều muộn cuối tháng 4, chúng tôi khá bất ngờ trước sự đổi thay của làng. Nhà cửa và các công trình công cộng được xây dựng kiên cố. Thời điểm này, người dân làng Hnap đang thu hoạch điều. Nhiều hộ nhờ đó có thêm thu nhập để tiếp tục đầu tư vào sản xuất cải thiện đời sống.
Ông Siu Brum-Phó Trưởng thôn Hnap-cho biết, làng có 120 hộ. Kể từ khi chuyển từ làng cũ lên vị trí mới, cuộc sống của người dân trong làng dần ổn định hơn nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước. Mỗi hộ được hỗ trợ 1 sào đất ở, 100 triệu đồng làm nhà và 6 tháng tiền ăn. Đồng thời, được bố trí 1 ha đất sản xuất và hầu như năm nào huyện, xã cũng cấp phân bón, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng nên năng suất ổn định hơn. Nhiều hộ còn được hỗ trợ bò để phát triển chăn nuôi. Đến nay, diện tích đất sản xuất của làng đã tăng lên 125 ha, tăng hơn hồi ở làng cũ gần 50 ha. Hộ nghèo trong làng giảm còn 12 hộ. Dõi mắt nhìn về làng cũ đã chìm trong biển nước hồ thủy lợi Ia Mơr, Phó Trưởng thôn Brum bồi hồi: “Vì lợi ích chung, gần 200 hộ dân làng Khôi và Hnap đã bỏ lại ruộng vườn, đất đai sinh sống bao đời để Nhà nước xây dựng hồ thủy lợi. Giờ đây, về nơi ở mới, được Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhiều mặt, cuộc sống người dân đã khá hơn trước. Mong rằng Nhà nước sớm xây dựng vùng tưới, san ủi cánh đồng, xây dựng kênh mương nội đồng để bà con sản xuất, phát triển kinh tế hơn nữa”.   
Một trong những điển hình phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo của làng phải kể đến ông Rơh Mah Hum. Sau khi về nơi ở mới, ông tiếp tục tận dụng diện tích đất cũ và cải tạo tốt diện tích đất mới cấp để trồng 3 sào điều, 2 sào mì, 2 ha lúa. Đặc biệt, được cấp 1 con bò từ năm 2014, ông Hum đã làm chuồng và chăm sóc tốt nên bò sinh sản phát triển lên 5 con. “Mỗi năm, thu nhập của tôi hơn 100 triệu đồng. Nhờ đó, cuối năm 2019, gia đình đã thoát nghèo”-ông Hum chia sẻ.
Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Hnap (xã Ia Mơr, huyện Chư Prông). Ảnh: Nhật Hào
Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Hnap (xã Ia Mơr, huyện Chư Prông). Ảnh: Nhật Hào
Rời làng Hnap, chúng tôi rẽ sang làng Khôi. Nói về sự khác biệt của làng kể từ ngày dời lên vị trí mới, ông Kpah Klen-Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng thôn Khôi-bộc bạch: Ban đầu, người dân không muốn rời làng cũ. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa của việc nhường đất để Nhà nước xây dựng công trình thủy lợi, toàn thể dân làng họp lại và cử già làng cùng một số người về vùng đất mới ngủ trước 1 đêm. Khi thấy già làng và mấy người đó ngủ ngon, cả làng đã tin tưởng, thống nhất dời đi. “Ngày về làng mới, chúng tôi được cán bộ của huyện, xã cùng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 710, các đồn Biên phòng hỗ trợ di dời nhà, đồ dùng sinh hoạt. Sau đó, chúng tôi được hỗ trợ làm nhà, được cấp thêm đất sản xuất, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Diện tích đất sản xuất của làng cũng tăng lên trên 75 ha. Hiện nay, làng có 65 hộ, trong đó còn 10 hộ nghèo. Thu nhập bình quân đầu người từ 7 triệu đồng năm 2009 tăng lên 18,5 triệu đồng/năm. Bà con không còn canh tác manh mún và thường xuyên nhắc nhở nhau không phá rừng làm rẫy; đồng thời, đóng góp cho xây dựng nông thôn mới như hiến trên 2.000 m2 đất, hàng trăm ngày công mở rộng đường, làm chuồng trại chăn nuôi, tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm…”-ông Klen cho biết.
Còn nhiều trăn trở
Điều dễ nhận thấy khi tới thăm 2 làng là đường sá đi lại được quy hoạch bài bản tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản. Bên cạnh đó, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng khang trang ngay giữa trung tâm làng. Sân bóng chuyền, bóng đá cũng được quy hoạch bài bản phục vụ nhu cầu thể dục thể thao của người dân. “Làng mới có vị trí cao ráo, sạch sẽ chứ không ẩm thấp như làng cũ. Chiều đến, lũ trẻ trong làng cũng tụ tập đá bóng, đánh bóng chuyền khiến làng Hnap vui vẻ hẳn. Đặc biệt, trẻ em trong làng được đến trường đầy đủ, người lớn được tham gia nhiều hội thi, hội thao do huyện và xã tổ chức. Nhờ đó, nhiều nét văn hóa truyền thống, trò chơi dân gian của dân tộc tiếp tục được gìn giữ”-già Rơ Châm Hi Ô (làng Hnap) nói.
Đặc biệt, kể từ khi về nơi ở mới, làng Khôi và làng Hnap được Nhà nước đầu tư công trình cấp nước tập trung để sử dụng. Mới đây, 2 làng còn được đầu tư công trình nước sạch bao gồm hệ thống lọc nước hiện đại để khắc phục tình trạng nước nhiễm vôi. Khi chúng tôi tới, cán bộ xã Ia Mơr đang sửa chữa công trình cấp nước cũ và lắp đấu ống nước công trình mới để dẫn nước sạch về cho người dân 2 làng. “Từ chỗ được Nhà nước đầu tư về hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nước sinh hoạt, đời sống của bà con được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn và hơn 100 trẻ em trong làng đều được đến trường đầy đủ”-ông Klen cho hay.
Nhờ được xây dựng 2 công trình cấp nước, người dân 2 làng Hnap và Khôi đã có nước sạch để sử dụng
Nhờ được xây dựng 2 công trình cấp nước, người dân 2 làng Hnap và Khôi đã có nước sạch để sử dụng. Ảnh: Nhật Hào
Gắn bó với mảnh đất Ia Mơr đã 17 năm, ông Nguyễn Tuấn Anh-Phó Chủ tịch UBND xã nắm rõ sự đổi thay của xã nói chung, 2 làng Khôi và Hnap nói riêng. Trước đây, nhà cửa của người dân lụp xụp, thưa thớt chứ không được xây dựng kiên cố và bài trí bài bản dọc các tuyến đường để thuận lợi cho sinh hoạt như bây giờ. Đặc biệt, khu dân cư của 2 làng nhờ được đầu tư về hạ tầng đã khang trang hơn. Nhu cầu về thể dục thể thao và việc học của các cháu đều được đáp ứng đầy đủ. Hộ nghèo của 2 làng giảm khoảng 30% so với thời điểm mới di dời về làng mới. “Điều chúng tôi băn khoăn là tổng diện tích đất sản xuất của 2 làng đã tăng lên gần 200 ha, tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của 2 làng mới chỉ đạt 18,5 triệu đồng/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có kênh mương dẫn nước tưới nên bà con chủ yếu canh tác lúa 1 vụ. Vì thế, tới đây, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân 2 làng chăm chỉ lao động; phối hợp cấp cây-con giống, tập huấn kỹ thuật để người dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Xã cũng mong các cấp có thẩm quyền sớm chuyển đổi đất, đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng vùng tưới hồ thủy lợi Ia Mơr và quy hoạch lại đồng ruộng để sản xuất lúa nước 2 vụ. Từ đó giúp người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững”-Phó Chủ tịch UBND xã kiến nghị.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.