Khởi động giữ trẻ dịp hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 5-6, hầu hết cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP. Pleiku đã bắt đầu tổ chức giữ trẻ dịp hè theo nhu cầu của phụ huynh. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục được các trường đảm bảo như trong năm học, song chú trọng nhiều hơn đến việc rèn luyện kỹ năng sống và tạo sân chơi bổ ích nhằm giúp trẻ có một mùa hè vui tươi, an toàn.

Một tuần sau thời điểm kết thúc năm học 2022-2023, Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hội Thương) lại mở cửa đón trẻ đến lớp học hè. Theo Hiệu trưởng Trần Thị Thủy, với số lượng đăng ký học hè khoảng 420 trẻ, nhà trường đã tổ chức thành 11 lớp, gồm: 2 nhóm trẻ, 3 lớp mầm, 3 lớp chồi và 3 lớp lá; thời gian giữ trẻ bắt đầu từ ngày 5-6 đến hết 31-7. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia hoạt động trong hè là 34 người.

Giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hội Thương, TP. Pleiku) dỗ dành các bé trong ngày đầu tổ chức hoạt động giáo dục trong hè. Ảnh: Mộc Trà

Giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hội Thương, TP. Pleiku) dỗ dành các bé trong ngày đầu tổ chức hoạt động giáo dục trong hè. Ảnh: Mộc Trà

“Trong thời gian dạy hè, nhà trường tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đưa đón và chăm sóc trẻ; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chế độ ăn đủ chất, đủ lượng trong tổ chức ăn bán trú; phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, phòng-chống cháy nổ và đảm bảo an ninh học đường. Đối với các lớp nhà trẻ và mầm mới, chúng tôi yêu cầu giáo viên thường xuyên gần gũi, tạo tâm thế cho trẻ thích đi học, nhanh chóng đưa trẻ vào nền nếp. Nhà trường cũng chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục trong hè phù hợp với từng độ tuổi học sinh; tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, năng khiếu cho trẻ”-cô Thủy cho hay.

Tương tự, Trường Mầm non Hoàng Mai (phường Hoa Lư) cũng bắt đầu các hoạt động dạy hè từ ngày 5-6. Cô Lê Thị Ngân-Hiệu trưởng nhà trường-thông tin: Được sự đồng ý của UBND phường và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), chúng tôi dự kiến tổ chức 6 lớp hè (1 nhóm trẻ, 1 lớp mầm, 2 lớp chồi và 2 lớp lá) với khoảng 170 trẻ tại 2 cơ sở. Tuy nhiên, hiện tại chỉ mới có hơn 150 trẻ ra lớp.

Trước khi thực hiện, nhà trường khảo sát nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh trong dịp hè và bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi và giáo dục kỹ năng cần thiết cho trẻ trong hè theo quy định. Trong đó, chủ yếu ôn lại cho trẻ các nội dung đã học của năm học 2022-2023 theo từng độ tuổi và tăng cường tổ chức các hoạt động rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống, vui chơi trải nghiệm; tuyệt đối không dạy trước chương trình.

Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt-giáo viên Trường Mầm non Hoàng Mai (phường Hoa Lư, TP Pleiku) hướng dẫn trẻ xâu hoa vào dây. Ảnh: Mộc Trà

Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt-giáo viên Trường Mầm non Hoàng Mai (phường Hoa Lư, TP Pleiku) hướng dẫn trẻ xâu hoa vào dây. Ảnh: Mộc Trà

Chị Lê Thu Thủy (tổ 3, phường Hoa Lư) chia sẻ: “Tôi có một bé gái hơn 3 tuổi. Hai vợ chồng đều làm theo giờ hành chính, ông bà nội-ngoại lại ở xa nên chúng tôi khá lo lắng về việc tìm nơi gửi con trong thời gian bé nghỉ hè. Vậy nên, khi Trường Mầm non Hoàng Mai lấy ý kiến phụ huynh về việc giữ trẻ dịp hè, tôi đồng thuận ngay và khá an tâm vì bé được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tại trường với nhiều hoạt động bổ ích”.

Việc tổ chức các lớp hè không chỉ giúp phụ huynh giải tỏa nỗi lo tìm nơi gửi con mà còn tạo điều kiện cho giáo viên gắn bó thêm với nghề. Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt-giáo viên Trường Mầm non Hoàng Mai-tâm sự: “Tôi về công tác tại trường được 2 năm, sau thời điểm các trường tư thục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cứ đến dịp hè, tôi lại đăng ký được tham gia giảng dạy, phần vì yêu trường mến trẻ, phần cũng mong có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Thời gian hè, ngoài đảm bảo chế độ chăm sóc, tôi xây dựng chương trình sinh hoạt theo hướng trải nghiệm, vận động và tăng cường giáo dục kỹ năng sống và phát triển ngôn ngữ cho trẻ”.

Còn cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc-giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng thì cho hay: “Năm nay, tôi được nhà trường phân công phụ trách các bé lớp mầm. Ngoài học sinh cũ của trường cũng có thêm một số trẻ mới. Vì vậy, những ngày đầu cũng hơi vất vả khi các bé khóc, đòi ba mẹ. Tôi cũng ưu tiên quan tâm nhiều hơn đến những trẻ mới đến lớp nhằm giúp các cháu nhanh chóng làm quen với trường lớp, bạn bè”.

Hầu hết trường mầm non đều tổ chức ăn bán trú trong dịp hè và chú trọng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: Mộc Trà

Hầu hết trường mầm non đều tổ chức ăn bán trú trong dịp hè và chú trọng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: Mộc Trà

Theo số liệu thống kê từ Phòng GD-ĐT TP. Pleiku, tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố có 17/20 trường mầm non công lập và 12/17 trường mầm non tư thục đăng ký tổ chức dạy hè với trên 2.700 trẻ theo học; chủ yếu là các trường ở khu vực trung tâm. Hầu hết các trường bắt đầu tổ chức dạy hè từ ngày 5-6, một số trường triển khai sớm hoặc muộn hơn thời gian trên 1 tuần và đồng loạt kết thúc chương trình hè vào ngày 31-7 để chuẩn bị cho năm học mới.

Trao đổi với P.V, bà Phạm Thị Kim Thoa-Phó Trưởng phòng GD-ĐT TP. Pleiku-cho biết: Những năm gần đây, nhu cầu gửi trẻ dịp hè tại trường mầm non của phụ huynh rất cao. Vì vậy, sau khi kết thúc năm học 2022-2023, Phòng GD-ĐT thành phố đã có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong dịp hè.

Theo đó, các trường gửi tờ trình đề xuất (kèm biên bản họp phụ huynh cuối năm) và báo cáo số liệu phụ huynh đăng ký cho con học hè về Phòng GD-ĐT thành phố. Đồng thời, phân công lịch trực ban giám hiệu, tăng cường quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Việc thực hiện các khoản thu-chi trong hè phải được sự thỏa thuận của cha mẹ trẻ, đảm bảo thu đủ bù chi, có hệ thống hồ sơ theo dõi thu-chi và công khai theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.