Gia Lai: Đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non khi đến trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai vừa ban hành Công văn số 879/SGDĐT-GDMNTH ngày 15-4-2022 về việc tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN).
Theo đó, Sở GD-ĐT đề nghị Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ để bảo đảm kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 với mục tiêu duy trì chất lượng giáo dục, bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp tại các cơ sở GDMN.
Cụ thể, Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ sở GDMN khẩn trương rà soát, triển khai thực hiện nghiêm túc và thường xuyên đánh giá mức độ an toàn phòng-chống dịch Covid-19; đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Khi được ban chỉ đạo phòng-chống Covid-19 cấp huyện quyết định cho trẻ mầm non đến trường, tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp theo kế hoạch và chú trọng công tác tổ chức bữa ăn bán trú theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT, giúp phụ huynh yên tâm khi cho trẻ đến trường.
Các cơ sở GDMN cần đảm bảo các điều kiện an toàn cho trẻ khi tổ chức dạy học trực tiếp. Ảnh: Mộc Trà
Các cơ sở GDMN cần đảm bảo các điều kiện an toàn cho trẻ khi tổ chức dạy học trực tiếp. Ảnh: Mộc Trà
Chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác bảo đảm an toàn và phòng-chống bạo hành, bạo lực học đường trong các cơ sở GDMN; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng, trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn và phòng-chống bạo lực học đường khi tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trẻ tăng cường nắm bắt diễn biến tâm lý, tư vấn tâm lý kịp thời, hỗ trợ trẻ về kỹ năng sớm thích nghi, ổn định việc tham gia các hoạt động giáo dục trực tiếp ở trường; xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm hoặc để xảy ra các vụ việc bạo lực học đường, gây mất an toàn trong các cơ sở GDMN.
Đối với chương trình GDMN, thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Sở; rà soát nội dung chương trình, mức độ cần đạt của từng độ tuổi để điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ mầm non phải nghỉ ở nhà thời gian dài; thực hiện tinh giản, tích hợp nội dung giáo dục phù hợp để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo quy định và mục tiêu, nội dung của chương trình nhằm hoàn thành nhiệm vụ giáo dục năm học 2021-2022. Đặc biệt, quan tâm đến chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi, bám sát nội dung, mục đích, yêu cầu tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23-7-2010 của Bộ GD-ĐT để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp, đáp ứng yêu cầu các chỉ số, sẵn sàng tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.
Theo quy định về Khung thời gian năm học 2021-2022 do UBND tỉnh phê duyệt, các cơ sở giáo dục mầm non có thể kết thúc năm học trước ngày 31-5-2022. Đối với các cơ sở GDMN phải cho trẻ nghỉ ở nhà thời gian dài để phòng-chống dịch Covid-19, nếu cần thiết có thể làm văn bản đề xuất kéo dài thời gian kết thúc năm học để có thời gian củng cố, tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho trẻ nhằm hoàn thành mục tiêu chương trình GDMN.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.