Các tù nhân được ân xá là những người mắc tội phỉ báng hoặc phát ngôn thù hận, trong đó có các trường hợp phỉ báng Tổng thống Prabowo Subianto theo Luật Thông tin và Giao dịch Điện tử Indonesia, bên cạnh những người bị kết tội về ma túy song không buôn bán chất cấm và tù nhân mắc bệnh mạn tính như HIV.
18 nhà hoạt động phải ngồi tù vì chỉ trích chính quyền hoặc tổ chức biểu tình ở tỉnh Papua sẽ được trả tự do, theo Bộ trưởng Andi.
Papua trở thành một phần của Indonesia vào năm 1969 sau cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi do Liên Hợp Quốc ủng hộ. Nhiều người Papua cho rằng cuộc bầu cử không phản ánh đúng ý nguyện của người dân địa phương.
Các cuộc thảo luận về độc lập của Papua là vấn đề nhạy cảm với chính phủ Indonesia và Jakarta luôn khẳng định rằng cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành một cách hợp pháp.
Tổng thống Subianto gợi ý tù nhân sắp được ân xá, nếu còn trong độ tuổi lao động nên tham gia chương trình của ông để có thể tự nuôi sống bản thân hoặc gia nhập lực lượng dự bị của quân đội.
Hệ thống nhà tù ở Indonesia từ lâu đã quá tải. Nguyên nhân theo giới chuyên gia là do Indonesia chú trọng giam giữ thay vì cải tạo người phạm tội liên quan tới chất cấm theo luật phòng chống ma túy nghiêm ngặt ở nước này.
Tại Indonesia, tội phạm đến mức phải tử hình rất ít. Tội phạm loại này phải ngồi tù trước khi bị hành quyết.
Những kẻ mắc các tội danh đối mặt với án tử gồm: giúp đỡ hoặc bảo vệ kẻ thù của Indonesia trong chiến tranh, khủng bố, gian lận trong việc phân phát các thiết bị quân sự trong chiến tranh…