Biểu tình rầm rộ phản đối quốc hội Indonesia sửa đổi dự luật bầu cử

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đã hai ngày trôi qua nhưng tình trạng lộn xộn ở Indonesia vẫn chưa trở lại bình thường, sau cuộc biểu tình rầm rộ phản đối dự luật bầu cử sửa đổi buộc quốc hội nước này phải hoãn phiên bỏ phiếu.
Người biểu tình đốt lửa tại Jakarta, tấn công cả cảnh sát hôm 22-8.Ảnh: AP

Người biểu tình đốt lửa tại Jakarta, tấn công cả cảnh sát hôm 22-8.Ảnh: AP

Căng thẳng xảy ra khi có sự bất đồng giữa quốc hội Indonesia và Tòa án Hiến pháp nước này. Trong khi Tòa án Hiến pháp Indonesia ngày 20/8 ra phán quyết bác bỏ đề nghị điều chỉnh giới hạn tuổi đối với ứng viên tỉnh trưởng, thì Quốc hội Indonesia ngày 22/8 mở phiên họp khẩn cấp để thảo luận về dự luật bầu cử cấp địa phương sửa đổi theo đề xuất từ nhóm nghị sĩ ủng hộ Tổng thống Joko Widodo và người sắp kế nhiệm ông, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto.

Phản đối luật sửa đổi của quốc hội, hàng nghìn người biểu tình phản đối dự luật tràn xuống những tuyến đường xung quanh tòa nhà quốc hội ở Jakarta, một số thậm chí tìm cách xông vào bên trong, nhằm phản đối phiên họp thông qua dự luật.

Cảnh sát phải dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông, trong khi người biểu tình ném đá vào lực lượng an ninh, phong tỏa các đoạn đường, đốt lốp xe và kéo đổ một đoạn hàng rào của tòa nhà quốc hội.

Nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn cũng diễn ra trên khắp cả nước, yêu cầu quốc hội tôn trọng Tòa án Hiến pháp và phản đối các dấu hiệu hình thành "gia tộc chính trị" tại nước này.

Các động thái từ quốc hội Indonesia, trong đó các nghị sĩ ủng hộ ông Jokowi và Prabowo chiếm đa số, đã châm ngòi làn sóng bất bình trong xã hội lẫn lo ngại từ giới chuyên gia về "khủng hoảng hiến pháp" và sức ảnh hưởng quá lớn của ông Widodo.

Các chuyên gia cho rằng người dân Indonesia đang ngày càng mất niềm tin vào Tổng thống Widodo và những nỗ lực của ông nhằm duy trì ảnh hưởng chính trị.

Ông Ika Idris, chuyên gia chính trị tại trung tâm nghiên cứu dữ liệu và dân chủ của Đại học Monash tại Jakarta, nhận định rằng "rõ ràng là có mong muốn kéo dài quyền lực".

Ngoài ra, ông Widodo cũng bị cáo buộc nâng đỡ để đưa người kế nhiệm ông là Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto vào vị trí tổng thống trong tháng 10 tới.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".