Khi người trẻ yêu thích những làn điệu dân ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương, những năm gần đây, nhiều bạn trẻ người Jrai ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã quay lại với những làn điệu dân ca quen thuộc của dân tộc mình.
Ở làng Chuét 2 (phường Thắng Lợi), ai ai cũng biết đến giọng ca ấm áp của 2 bạn trẻ Ralan H’Ên Hy và Stê Phan. Dù mới 17 tuổi nhưng cả hai đã thuộc rất nhiều bài dân ca và thường song ca trong những dịp hội làng hay các cuộc thi. Ralan H’Ên Hy chia sẻ: “Em học hát dân ca từ lúc lên 5 tuổi. Bà ngoại em bảo, muốn hát được dân ca hay thì mình phải có cảm xúc và biết yêu những gì thân thuộc nhất. Các bài hát dân ca mộc mạc và giản dị như chính cuộc sống nên học ca từ rất dễ và nhớ lâu”. Còn Stê Phan thì rất tự hào về vốn dân ca của mình. Mỗi khi vui hay buồn, cậu đều tìm đến những bài dân ca để tỏ bày tâm trạng. Những lời ca tự sự về cuộc sống, tình cảm gia đình, vẻ đẹp của buôn làng… luôn khiến tâm hồn Stê Phan như được tưới mát. Với tài năng và sự nỗ lực không ngừng, thời gian gần đây, Stê Phan được chọn tham gia hát dân ca tại các chương trình văn hóa-văn nghệ của địa phương. “Làng mình hầu hết người già đều biết hát dân ca và mong muốn truyền lại cho thế hệ trẻ. Mình thấy ca từ trong các bài dân ca rất dễ học, dễ thuộc và dễ cảm nhận, nếu chịu khó tập luyện sẽ có giọng hát trầm bổng, cuốn hút”-Stê Phan tự hào nói.
Anh Siu Luk-Bí thư Chi Đoàn làng Chuét 2-cho biết: Trong những năm gần đây, khi được các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động cũng như tổ chức các hội thi cồng chiêng và hát dân ca thì nhận thức của các bạn trẻ dần thay đổi. “Không chỉ Ralan H’Ên Hy và Stê Phan, nhiều bạn trẻ trong làng đã học những làn điệu dân ca Jrai. Chúng tôi sẽ tiếp tục gìn giữ các làn điệu dân ca, xem nó là tài sản vô giá của làng”-anh Luk nói.
Hai bạn Ralan H’Ên Hy và Stê Phan ở làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) thường song ca với nhau những bài dân ca truyền đời của người Jrai. Ảnh: Mai Ka
Hai bạn Ralan H’Ên Hy và Stê Phan ở làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) thường song ca với nhau những bài dân ca truyền đời của người Jrai. Ảnh: Mai Ka
Tại Liên hoan cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số TP. Pleiku năm 2022, H’Hy Yuin (18 tuổi, làng Chuét Ngol, xã Chư Á) đã xuất sắc đạt giải A ở thể loại hát dân ca với tác phẩm “Gặt lúa Đông Xuân”. Hình ảnh cô gái H’Hy Yuin nhỏ nhắn cất cao giọng hát trong trẻo tại liên hoan đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người. H’Hy Yuin kể: “Gặt lúa Đông Xuân” là một trong những bài hát mà em yêu thích. Từ nhỏ, khi được mẹ và chị gái dạy cách hát dân ca, em đã bị cuốn hút bởi làn điệu dân ca mượt mà của dân tộc mình. “Mẹ em dạy rằng, trong tiếng Jrai, dân ca được gọi là tơlơi adôh hoặc pơtưh. Dân ca Jrai được chia thành nhiều thể loại như: hát ru, hát đồng dao, hát giao duyên, hát sinh hoạt, hát kể trường ca hay hát kể sử thi... Bản thân em yêu thích nhất thể loại hát sinh hoạt (gọi là adôh) nói về cuộc sống thường ngày của người Jrai. Em cũng rất thích tham gia các cuộc thi hát dân ca vì ở đó em được giao lưu, học hỏi và được thể hiện giọng hát của mình”-H’Hy Yuin tâm sự.
 Các bạn trẻ làng Kép (phường Đống Đa) tự tin biểu diễn làn điệu dân ca tại Liên hoan cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số TP. Pleiku năm 2022. Ảnh: Mai Ka
Các bạn trẻ làng Kép (phường Đống Đa) tự tin biểu diễn làn điệu dân ca tại Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số TP. Pleiku năm 2022. Ảnh: Mai Ka
Theo anh Lê Trung Kiên-Bí thư Đoàn xã Chư Á, việc thanh-thiếu niên ngày càng hào hứng với các làn điệu dân ca là tín hiệu đáng mừng, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. “Trong kế hoạch hoạt động hàng năm, chúng tôi luôn đưa phong trào cồng chiêng và hát dân ca vào một trong những nội dung quan trọng. Ngoài việc cử các bạn trẻ tham gia một số cuộc thi, Đoàn xã chỉ đạo các chi đoàn đưa nội dung hát dân ca vào các buổi sinh hoạt”-anh Kiên cho biết.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hòa-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku-nhấn mạnh: “Cùng với các đội cồng chiêng, đội hòa tấu nhạc cụ dân tộc thì hát dân ca cũng thường xuyên được tổ chức giao lưu giữa các xã, phường. Những năm qua, TP. Pleiku phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức liên hoan cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên, học sinh vào mỗi dịp hè nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh-thiếu niên người dân tộc thiểu số; đồng thời, tạo cơ hội cho các em giao lưu, học hỏi, khơi dậy niềm tự hào về văn hóa truyền thống”.
MAI KA
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.