Khi nghị quyết hợp lòng dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Grai về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác tuyên truyền, vận động người dân hiến đất để xây dựng đường giao thông, phong trào hiến đất làm đường đã lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Người dân đồng lòng

Ngay sau khi Nghị quyết số 15-NQ/HU được phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, phong trào hiến đất làm đường của người dân xã Ia Pếch trở nên sôi nổi và đạt hiệu quả thiết thực. Nhiều hộ đã tình nguyện hiến đất, tháo dỡ hàng rào để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã không tiếc “tấc vàng” để có những con đường thông thoáng, sạch sẽ hơn, đem lại diện mạo tươi mới cho nông thôn và thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Khi có chủ trương làm đường, bà con làng Ku Tong đã sẵn sàng hiến đất và tự di dời hàng rào, cổng ngõ để hiến hàng trăm mét vuông đất mà không đòi hỏi bất kỳ phần đền bù nào. “Huyện đầu tư bê tông hóa cho làng thì gia đình nào cũng được hưởng lợi. Vậy nên, mọi người đều chung sức để có mặt bằng sạch, giúp đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ”-anh A Ương (làng Ku Tong) chia sẻ.

Mặc dù hàng rào khuôn viên nhà được làm kiên cố với kinh phí xây dựng hàng trăm triệu đồng, nhưng khi Nhà nước triển khai làm đường giao thông, gia đình anh Rơ Mah Phêl (làng Ku Tong) sẵn sàng đập bỏ để làm con đường rộng, thoáng hơn. Anh cho biết: “Nhà nước chuẩn bị làm đường bê tông cho làng, chúng tôi đã thu xếp dỡ bỏ hàng rào để đường rộng hơn. Mở đường là mở tương lai mà”.

Người dân làng Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) di dời hàng rào hiến đất làm đường. Ảnh: P.L

Người dân làng Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) di dời hàng rào hiến đất làm đường. Ảnh: P.L

Làng Ku Tong có trên 175 hộ với trên 500 khẩu, trong đó, trên 90% là người dân tộc thiểu số. Qua công tác vận động hiến đất làm đường của xã, có gần 60 hộ dân trong làng hiến trên 3.000 m2 đất.

Cũng như làng Ku Tong, năm nay, làng O Gia được đầu tư tuyến đường bê tông đi trung tâm xã với tổng chiều dài hơn 1 km và gần 1,1 km đường nội làng. Những ngày tháng 7, mặc dù trời mưa rả rích nhưng dân làng vẫn tiến hành tháo dỡ hàng rào để kịp thời bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Nhà anh Siu Ký có 2 mặt tiếp giáp với 2 tuyến đường chuẩn bị xây dựng. Tổng chiều dài bị ảnh hưởng khoảng 80 m và 1 m chiều rộng. Bên cạnh đó là hàng rào kiên cố gia đình đã xây dựng cách đây 7-8 năm với kinh phí khoảng 50 triệu đồng. Nghĩ đến con đường bê tông sắp hiện diện và mang lại nhiều lợi ích cho bà con, anh vui vẻ đập bỏ hàng rào để hiến đất mà không đòi hỏi đền bù. Qua công tác vận động, hiến đất làm đường đã có 57 hộ ở làng O Gia hiến hơn 2.600 m2 đất cùng nhiều cây trồng, vật kiến trúc trên đất.

Năm 2024, xã Ia Pếch đăng ký về đích nông thôn mới. Để hoàn thành tiêu chí về giao thông, xã được đầu tư các tuyến đường nội làng, liên làng, nội đồng. Trong đó, xã được phân bổ 5,5 tỷ đồng từ nguồn kinh phí chương trình xây dựng nông thôn mới để xây dựng một số tuyến đường ở các làng: O Grang, Ku Tong, O Gia.

Do hiện trạng chiều rộng các con đường làng tương đối hẹp, không đảm bảo để xây dựng nên xã đã vận động người dân hiến đất để bảo đảm mặt bằng. Theo đó, 165 hộ ở 3 làng đã đồng lòng hiến trên 8.000 m2 đất. Đến nay, các làng đã giải phóng xong mặt bằng.

Phong trào hiến đất làm đường lan tỏa sâu rộng ở hầu khắp các địa phương trong huyện. Tại thị trấn Ia Kha, 50 hộ dân làng Yam đã hiến 1.500 m2 đất để phục vụ cho việc làm đường. Ở xã Ia Khai, 20 hộ dân làng Nú đã chặt 300 cây điều đang trong thời kỳ thu hoạch để giải phóng mặt bằng và hiến thêm đất để mở rộng con đường…

“Nhà nước làm cho mình đường, mình phải hiến đất, vướng cây điều mình chặt bỏ cây điều để Nhà nước làm đường cho mình đi, con cháu mình đi học cái chữ cũng dễ hơn”-già làng Rơ Châm H’mơnh bày tỏ.

Đưa nghị quyết về làng

Để có hàng ngàn mét vuông đất giải phóng mặt bằng, Ban vận động hiến đất làm đường của xã, Ban Nhân dân thôn đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con về chủ trương làm đường. Qua đó, khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện của người dân hiến đất, góp công sức xây dựng đường giao thông nông thôn. Đối với những hộ còn băn khoăn, cán bộ đến từng nhà để giải thích, vận động thêm.

Ông Bùi Văn Thỏa-Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh làng Ku Tong-cho hay: “Làng tổ chức họp dân để tuyên truyền về chủ trương của huyện, của xã trong việc mở đường giao thông. Sau khi nắm bắt thông tin, bà con ai cũng đồng lòng, chung tay góp sức, thống nhất hiến đất làm đường”.

Kết quả trên đã chứng minh rằng khi nghị quyết hợp lòng dân thì bà con đồng lòng góp sức. Trước khi ban hành Nghị quyết chuyên đề về tuyên truyền, vận động người dân hiến đất làm đường giao thông, huyện đã thành lập đoàn đi học tập kinh nghiệm tại huyện Triệu Sơn-điểm sáng trong phong trào hiến đất làm đường giao thông của tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện Ia Grai (bìa phải) đang trao đổi với lãnh đạo huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: P.L

Đồng chí Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện Ia Grai (bìa phải) đang trao đổi với lãnh đạo huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: P.L

Sau khi ban hành Nghị quyết, Huyện ủy Ia Grai đã ban hành chương trình hành động giao UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể hóa nghị quyết. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm từ chuyến tham quan học tập và khảo sát tại địa phương, UBND huyện đã chỉ đạo điều hành quyết liệt, phân công việc cụ thể đến từng thành viên Ban Chỉ đạo, cơ quan chuyên môn cũng như các tổ chức chính trị-xã hội; phân công rõ người, rõ việc theo bám công việc và chịu trách nhiệm đến khâu cuối cùng, khi có vướng mắc cần kịp thời báo cáo để xem xét, giải quyết.

Người đứng đầu địa phương, đơn vị phải quy tụ được sự đoàn kết, đồng thuận của người dân, xây dựng được phong trào hiến đất làm đường giao thông. Cùng với đó, công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng, xuyên suốt từ lãnh đạo đến người dân thấm nhuần cùng nhau vào cuộc với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Ông Lê Ngọc Quý-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-khẳng định: Ia Grai là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về tuyên truyền, vận động người dân hiến đất làm đường giao thông. Đây là một bước đột phá tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt trong giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện.

Từ khi có Nghị quyết, phong trào hiến đất làm đường giao thông trên địa bàn huyện tạo được sự đồng thuận rất cao của cả hệ thống chính trị, sau hơn 10 tháng triển khai, đã vận động được 150.000 m2 đất để mở rộng đường giao thông từ huyện đến các thôn, làng, tổ dân phố”.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

(GLO)- Sáng 28-10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(GLO)- Với vai trò là cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ, những năm qua, ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

(GLO)- Chiều 9-10, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- 

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại Hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.