Emagazine

E-magazine “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” - Kỳ cuối: Củng cố thế trận lòng dân

Những sẻ chia thiết thực từ cộng đồng, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đã giúp hành trình hoàn lương của người lầm lỡ thêm rộng mở. Bà Rmah H’Brah (buôn Ama Rin 1, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) thoáng buồn khi nhắc đến câu chuyện về một thời lầm lạc của bản thân:

Thương hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà H’Brah, Công an huyện Ia Pa đã hỗ trợ 1 con bò sinh sản. Đến nay, con bò này đã đẻ được 4 con. Bà H’Brah bán đi 2 con để lấy tiền xây dựng nhà.

“Từng lầm đường lạc lối tham gia hoạt động FULRO, “Tin lành Đê ga” nên tôi nói với người thân, họ hàng và bà con còn theo “Tin lành Đê ga” thì hãy bỏ hết đi, không có ích lợi gì hết. Tôi cũng giải thích cho họ rằng theo người xấu có thể làm cho mình mất nhà cửa, gia đình không được yên ổn, cuộc sống ngày càng thêm khó khăn, thiếu thốn”-bà H’Brah phân tích.

Song hành với công tác vận động đối tượng hoạt động FULRO, “Tin lành Đê ga” quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy thì các địa phương cũng quan tâm tạo điều kiện để các gia đình phát triển sản xuất, ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Ông Đinh Ơng-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-cho biết:

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa, quá trình triển khai công tác vận động, huyện cũng chỉ đạo địa phương quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ các gia đình đã từ bỏ hoạt động FULRO, “Tin lành Đê ga” phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, nhất là việc triển khai các chương trình, chính sách liên quan đến dân tộc, tôn giáo, an sinh xã hội. Qua đó, địa phương đã tạo điều kiện cho 40 hộ vay vốn phát triển sản xuất, 5 trường hợp có việc làm ổn định; hỗ trợ các gia đình xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề, chăn nuôi.

Đơn cử, gia đình ông Jrơt (làng Bia Bre) trước đây theo “Tin lành Đê ga”. Bị FULRO xúi giục nên ông từng có ý định đưa cả gia đình vượt biên sang Thái Lan. Nhờ chính quyền kịp thời phát hiện, thuyết phục, ông đã từ bỏ ý định này. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, chính quyền địa phương đã hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng nhà mới.

Trong khi đó, với vai trò già làng Breng 3 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai), ông Ksor Hyao không ngừng vận động bà con phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng buôn làng ấm no, đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Ông cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên vận động những người có niềm tin tôn giáo tham gia sinh hoạt tôn giáo được Nhà nước công nhận, không tin và nghe theo các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của FULRO lưu vong tham gia chống phá Đảng, Nhà nước.

Trước năm 2021, làng Breng 3 có 25 hộ/76 khẩu theo “Tin lành Đê ga” núp bóng tu tại gia. Đến nay, 14 hộ/46 khẩu đã quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Kinh nghiệm trong công tác vận động của già làng Hyao là nắm tường tận khó khăn, vướng mắc cũng như tâm tư, nguyện vọng của từng hộ gia đình để kiến nghị, đề xuất trực tiếp lên cấp ủy, chính quyền xem xét, giải quyết thỏa đáng. Mặt khác, ông cũng tích cực tham gia hòa giải các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, mâu thuẫn gia đình, hiềm khích giữa các hộ dân trong làng.

Thông qua các buổi hòa giải, ông còn tuyên truyền, vận động bà con chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng mối quan hệ đoàn kết thôn, làng.

Đối với những địa bàn đặc thù như Gia Lai thì già làng, người uy tín có tiếng nói, sức ảnh hưởng trong cộng đồng; là chỗ dựa của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc vận động quần chúng; là “hạt nhân” trong các phong trào, trung tâm gắn kết cộng đồng.

Do đó, ngoài việc hướng dẫn đồng bào thực hành đạo đức tôn giáo trong xây dựng cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống thì đội ngũ này còn tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác trước âm mưu của các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Nỗ lực vì sự bình yên buôn làng, ông Đinh Nhiêu (làng Kte Lớn A, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện) tích cực phối hợp với chi bộ cùng các hội, đoàn thể bám nắm địa bàn, quản lý các đối tượng có tư tưởng lệch lạc, dao động, dễ bị kích động, dụ dỗ; tuyên truyền, nhắc nhở bà con cảnh giác với những lời phỉnh dụ trốn ra nước ngoài hay “không làm cũng có ăn”; không tham gia hoạt động FULRO.

Với uy tín của mình, ông Nhiêu còn tích cực phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền giải quyết ổn thỏa nhiều vấn đề bức xúc, mâu thuẫn nội bộ, không để các phần tử xấu lợi dụng tuyên truyền kích động gây mất an ninh trật tự.

Để ngăn ngừa tình trạng các đối tượng FULRO lưu vong lừa phỉnh, lôi kéo, dụ dỗ người dân tộc thiểu số vượt biên, Công an tỉnh đã tổ chức tiếp xúc, vận động hơn 100 lượt người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn trọng điểm tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng không nghe theo luận điệu tuyên truyền, kích động của các đối tượng, không vượt biên. Thượng tá Phan Thanh Hải-Phó Trưởng phòng An ninh nội địa (Công an tỉnh) cho biết:

Còn Đại tá Nguyễn Thế Chi-Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (Bộ Công an) thì cho rằng: Mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” đã chứng minh sự tham mưu tích cực, nòng cốt của lực lượng Công an các cấp trong tỉnh; đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và nhất là sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân.

Phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”, sống “tốt đời, đẹp đạo”, mô hình này đã tạo điều kiện cho những người lầm đường lạc lối trở về sinh hoạt tôn giáo thuần túy. Trong sự bao dung, sẻ chia của cộng đồng, họ đang nỗ lực vươn lên, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình, buôn làng ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” được lãnh đạo Bộ Công an đánh giá cao và đề nghị nhân rộng tại một số tỉnh. Tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai mô hình này do Công an tỉnh tổ chức, đồng chí Rah Lan Chung (thời điểm đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy, nay là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh) đã ghi nhận, biểu dương vai trò của Công an các địa phương và các ban, ngành trong công tác tham mưu, phối hợp tổ chức hiệu quả mô hình.

Đồng chí Rah Lan Chung cũng yêu cầu các cấp, các ngành, hệ thống chính trị tiếp tục tổ chức triển khai nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn tỉnh; lực lượng Công an tiếp tục rà soát, nắm tình hình, đánh giá, tham mưu, hướng dẫn các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo hệ thống chính trị triển khai mô hình để trong mọi điều kiện, hoàn cảnh phải giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, qua đó tiếp tục thực hiện thắng lợi các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; xây dựng thế trận lòng dân, để mỗi người dân là một kênh thông tin, mỗi xã, phường là một pháo đài phòng-chống tội phạm và bảo vệ an ninh chính trị cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.