Khảo sát thực địa công trình thủy lợi Ia Thul

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 16-6, Đoàn công tác do ông Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có chuyến khảo sát thực địa công trình thủy lợi Ia Thul (xã Ia Tul, huyện Ia Pa). Tham dự có lãnh đạo Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 (Bộ Nông nghiệp và PTNT); lãnh đạo các sở, ngành liên quan và lãnh đạo 2 huyện Ia Pa, Krông Pa.

Đoàn khảo sát thực địa khu vực công trình cụm đầu mối, lòng hồ, vùng tưới tại 2 huyện Ia Pa và Krông Pa. Dự án hồ chứa nước Ia Thul được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 10-11-2022 phê duyệt chủ trương đầu tư với mục tiêu xây dựng hồ chứa và hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tưới khoảng 8.600 ha và cung cấp nước sinh hoạt khoảng 28.500 hộ dân, cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp giảm lũ cho vùng hạ du góp phần phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo đời sống cho người dân địa phương 2 huyện Ia Pa và Krông Pa.

Đoàn khảo sát vùng tưới tại huyện Ia Pa. Ảnh: Nguyễn Diệp ảnh 1

Đoàn khảo sát vùng tưới tại huyện Ia Pa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Quy mô đầu tư các hạng mục chính gồm hồ chứa có dung tích khoảng 83 triệu m3 nước và hệ thống lấy nước, dẫn nước (đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước, đường dẫn nước, hệ thống kênh tưới và các công trình phụ trợ trên địa bàn 2 huyện Ia Pa và Krông Pa).

Công trình thuộc nhóm A có mức đầu tư dự kiến khoảng 4.024 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý. Từ năm 2020 đến 2023 chuẩn bị dự án và từ năm 2024 đến 2028 sẽ triển khai thực hiện. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn dự kiến khoảng 1.721 tỷ đồng, số vốn còn lại bố trí trong giai đoạn 2026-2030.

Khảo sát vùng tưới công trình thủy lợi Ia Thul tại xã Ia Rsai (huyện Krông Pa). Ảnh: Nguyễn Diệp ảnh 2

Khảo sát vùng tưới công trình thủy lợi Ia Thul tại xã Ia Rsai (huyện Krông Pa). Ảnh: Nguyễn Diệp

Hồ thủy lợi Ia Thul hoàn thành sẽ cấp nước tự chảy 8.600 ha đất canh tác tại 4 xã Ia Tul, Ia Broái, Chư Mố và Ia Kdăm (huyện Ia Pa) và 2 xã Ia Rsai, Chư Rcăm (huyện Krông Pa), tạo nguồn cấp nước sinh hoạt khoảng 28.500 hộ trong vùng dự án và nguồn nước phục vụ phát triển chăn nuôi…

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 392/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

(GLO)- Báo điện tử vnexpress.net dẫn số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan cho biết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 24% so với cả năm 2022 (3,34 tỷ USD).
Kbang xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mắc ca

Kbang xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mắc ca

(GLO)- Trong khi chờ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Mắc ca Kbang-Gia Lai”, UBND huyện Kbang đã sớm ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này nhằm đảm bảo chất lượng, duy trì thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh tế đối với sản phẩm mắc ca.
Phải “tỉnh” để “nhìn xa”

Phải “tỉnh” để “nhìn xa”

Chưa khi nào giá sầu riêng khu vực Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng lại tăng cao như niên vụ 2023. Đây là niềm vui lớn của người nông dân nơi đây, song việc “say” trong "ma trận" giá đang khiến nhiều nông dân đứng trước nguy cơ “tham bát bỏ mâm”.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy vậy, các ngành và địa phương cần quan tâm khắc phục một số tồn tại, hạn chế để quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi vào thực chất.

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

(GLO)- 

Sáng 19-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo chuyên đề “chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp Gia Lai”. Tham dự hội thảo có bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; một số đơn vị viễn thông cùng các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Lâm Đồng là địa phương đứng thứ 2 cả nước (sau Đắk Lắk) về phát triển cây cà phê. Khoảng 91% diện tích cà phê của tỉnh là cà phê Robusta. Bởi vậy, việc thị trường thế giới có nhiều dấu hiệu tích cực và mở ra cơ hội cho cà phê Robusta là niềm vui lớn cho người trồng loại cà phê này ở Lâm Đồng.