Khám đau vai thì phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn cuối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một phụ nữ vào viện để khám đau vai nhưng được phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn cuối và qua đời 25 ngày sau đó.
Trang tin Insider mới đây đưa tin một nữ bệnh nhân 76 tuổi người Mỹ được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối sau khi bà vào viện để kiểm tra chứng đau vai.
Người phụ nữ giấu tên đã bị những cơn đau khó chịu ở vai trái, cẳng tay và khuỷu tay khoảng vài tuần trước khi quyết định đến một bệnh viện ở bang New Jersey (Mỹ) thăm khám.
 
Nữ bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối sau khi bà vào viện để kiểm tra chứng đau vai. Ảnh minh họa: Shutterstock
Nữ bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối sau khi bà vào viện để kiểm tra chứng đau vai. Ảnh minh họa: Shutterstock
Tại đây, các bác sĩ thực hiện một loạt xét nghiệm bao gồm chụp CT, sinh thiết xương và phát hiện bệnh nhân đã mắc ung thư biểu mô tuyến ở đáy phổi trái. Căn bệnh đã di căn đến tuyến thượng thận, xương sườn, cột sống - đây cũng chính là nguyên nhân khiến người phụ nữ bị đau ở vai và chi.
Thông tin từ các bác sĩ cũng cho hay nữ bệnh nhân trên có tiền sử hút khoảng 1 gói thuốc lá/ngày trong vòng 5 năm. Theo Trung tâm thông tin về di truyền và bệnh hiếm gặp GARD (Mỹ), hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư ở phổi. Căn bệnh ung thư biểu mô tuyến phổi mà bệnh nhân này mắc phải cũng rất dễ tiến triển nặng, bởi nó thường không có nhiều triệu chứng giúp chẩn đoán sớm.
Cũng theo GARD, khi bệnh tình trở nên nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như đau ngực, ho dai dẳng, mệt mỏi, ho ra máu, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân và khó thở. Lúc này, tùy thuộc vào mức độ di căn của ung thư, người bệnh có thể sẽ được điều trị bằng hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật.
Theo Trà Linh (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.