Khai mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 5-11, tại bãi bồi làng Dăng, xã Ia O, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ khai mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2022.

Đội cồng chiêng chào đón du khách đến với lễ hội. Ảnh: Đức Thụy
Đội cồng chiêng chào đón du khách đến với lễ hội. Ảnh: Đức Thụy

Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Huỳnh Quang Thái-Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Thái Thanh Bình-Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Huỳnh Thế Mạnh-Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo huyện Ia Grai và đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh. 

Phát biểu khai mạc, ông Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-nhấn mạnh: Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô được tổ chức nhằm bảo tồn nét đẹp văn hóa độc đáo của cư dân sống lâu đời trên địa bàn huyện. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, những chiếc thuyền độc mộc đã trở thành phương tiện vận chuyển lương thực, đưa hàng ngàn bộ đội ta cùng vũ khí đạn dược qua sông đánh giặc, góp phần làm lên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ông Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-trao cờ cho các đoàn tham gia Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III. Ảnh: Đức Thụy
Ông Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện Ia Grai trao cờ cho các đoàn tham gia Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III. Ảnh: Đức Thụy

Ngày nay, những chiếc thuyền độc mộc vẫn được người dân dùng làm phương tiện đi lại và đánh bắt thuỷ sản trên sông. Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan Văn hóa công chiêng là dịp để huyện Ia Grai quảng bá hình ảnh, giới thiệu đến du khách gần xa những điểm du lịch đẹp như: làng chài, thác Mơ, Bến đò A Sanh, Khu di tích chiến thắng Chư Nghé, Thác 9 tầng, Thác 3 tầng…

Các đội so tài trong phần thi đua thuyền độc mộc. Ảnh: Đức Thụy
Các đội so tài trong phần thi đua thuyền độc mộc. Ảnh: Đức Thụy

Ngay sau tiếng trống khai hội, 30 đội đăng ký đua thuyền đã tham gia phần thi được mong đợi nhất. Mỗi lượt thi gồm 6 đội, mỗi đội 2 vận động viên nam phải vượt qua chặng đua với cự ly 1.400 m. Đông đảo khán giả đã tập trung cổ vũ nhiệt tình cho các đội thi.  

Diễn ra đồng thời với nội dung đua thuyền là Liên hoan Văn hóa cồng chiêng và thi tạc tượng gỗ dân gian với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân đến từ 13/13 xã của huyện.

Những màn diễn tấu cồng chiêng góp thêm không khí sôi nổi, hấp dẫn cho lễ hội. Ảnh: Đức Thụy
Những màn diễn tấu cồng chiêng góp thêm không khí sôi nổi, hấp dẫn cho lễ hội. Ảnh: Đức Thụy
Phần thi tạc tượng của các nghệ nhân. Ảnh: Đức Thụy
Phần thi tạc tượng cũng thu hút nghệ nhân của 13/13 xã trên địa bàn huyện tham gia. Ảnh: Đức Thụy

Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn khai trương 28 gian hàng Hội chợ Nông sản địa phương với đa dạng các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP cùng nhiều gian hàng ẩm thực để phục vụ du khách.

Một gian hàng sản phẩm truyền thống của làng Châm (xã Ia Grăng) thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Ảnh: Đức Thụy
Một gian hàng sản phẩm truyền thống của làng Châm (xã Ia Grăng) thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Ảnh: Đức Thụy
Gian hàng thổ cẩm làm nên nét đẹp lễ hội. Ảnh: Đức Thụy
Gian hàng thổ cẩm làm nên nét đẹp lễ hội. Ảnh: Đức Thụy

Dịp này, dự kiến huyện Ia Grai đón khoảng 13.000 lượt khách du lịch tham gia lễ hội, tăng 3.000 lượt so với năm đầu tiên tổ chức.  

Lễ bế mạc, trao giải hội thi sẽ diễn ra vào trưa 6-11.

LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.