Khắc phục ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông: Nhiệm vụ cấp thiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số lưu vực sông cũng gia tăng. Trong bối cảnh đó, việc đề ra các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường và khắc phục tình trạng ô nhiễm là nhiệm vụ có tính chiến lược và cấp thiết.


Theo đánh giá của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai), hoạt động kinh tế-xã hội trên các lưu vực sông chính như: sông Ba, Sê San, suối Ia Lốp... đem lại nhiều lợi ích cho địa phương và góp phần giải quyết việc làm. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông này đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt của người dân ở các vùng lân cận; nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chưa qua xử lý; tình trạng đổ rác thải xuống các sông chưa được kiểm soát chặt chẽ… Cụ thể, đoạn sông Ba chảy qua các huyện Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa là nơi tập trung nhiều nguồn thải từ nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy đường; đoạn sông Sê San chảy qua các huyện Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh là nơi tập trung nguồn thải từ nhà máy chế biến mủ cao su, nước thải sinh hoạt; còn suối Ia Lốp (phụ lưu của sông Sêrêpôk) đoạn chảy qua huyện Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh thì lại chịu sự xả thải từ nhiều cơ sở chăn nuôi.

Vào mùa khô, nước sông Ba đoạn qua bến đò xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa) đặc quánh tảo xanh và có mùi hôi. Ảnh: Hồng Thương
Vào mùa khô, nước sông Ba đoạn qua bến đò xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa) đặc quánh tảo xanh và có mùi hôi. Ảnh: Hồng Thương

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương-Giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường-cho biết: Hiện nay, một số lưu vực sông trên địa bàn tỉnh hầu như không còn khả năng tiếp nhận nước thải đối với một số chất ô nhiễm. Thậm chí, khi cơ sở sản xuất chưa đầu tư công nghệ xử lý nước thải hiệu quả thì các lưu vực sông này sẽ trở nên ô nhiễm, không còn khả năng sử dụng cho mục đích thủy lợi. Thực trạng đó đòi hỏi chúng ta cần áp dụng các giải pháp cụ thể về quản lý nguồn ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải từ nuôi trồng thủy sản và công nghiệp. Đồng thời, phải có giải pháp về thể chế, chính sách; về giáo dục, tuyên truyền và tài chính cho bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, nhóm giải pháp ưu tiên khắc phục ô nhiễm lưu vực sông cũng cần được chú trọng. Bà Lê Thị Hồng Quyên-Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh-đề xuất: “Bên cạnh lồng ghép nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường với tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, các địa phương nên cân nhắc hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên các đoạn sông bởi tác động của ô nhiễm từ chất thải công nghiệp là rất lớn. Giải pháp đưa ra phải thực sự cụ thể để áp dụng phù hợp cho mỗi lưu vực, mỗi đoạn sông”.

Khắc phục tình trạng ô nhiễm trên các lưu vực sông là một nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược, cần thiết và cấp bách. Ảnh: Trần Dung
Khắc phục tình trạng ô nhiễm trên các lưu vực sông là một nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược, cần thiết và cấp bách. Ảnh: Trần Dung

Bên cạnh đó, một số giải pháp khác cũng được các cơ quan chuyên môn đưa ra như: nâng cao năng lực quản lý, quan trắc giám sát môi trường, hậu kiểm các cơ sở hoạt động phát thải gây ảnh hưởng môi trường lưu vực sông và xử lý nghiêm các trường hợp xả thải gây ô nhiễm; xây dựng, triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quan trắc, dữ liệu nguồn thải, các phần mềm dự báo diễn biến chất lượng môi trường làm cơ sở quản lý, dự báo, khắc phục và ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường. Song song với đó, tăng cường áp dụng sản xuất sạch cho một số ngành, lĩnh vực gây ô nhiễm trên địa bàn. Các cơ sở kinh doanh cần áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, tăng tuần hoàn, tái sử dụng nước, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất trên lưu vực sông vào mùa kiệt.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương: “Các địa phương cần tạo cơ chế chính sách phù hợp nhằm thu hút các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia bảo vệ môi trường; ưu tiên đối với các dự án xử lý chất thải phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của mình. Ngoài việc thực hiện nghiêm quy định vận hành liên hồ chứa, các dự án cần quan tâm duy trì sự lưu thông dòng chảy sông, suối, tránh tình trạng nước tù vào mùa kiệt làm gia tăng ô nhiễm. Đồng thời, tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường”.

TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .