Khả năng mất trắng hàng trăm triệu USD cho các dự án điện chậm tiến độ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hiện tại, Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu điện trầm trọng khi có 47/62 dự án chậm tiến độ. Trong đó, nhiều dự án có nguy cơ mất trắng hàng trăm triệu USD, tại các phiên chất vấn thuộc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, các ĐBQH liên tục “truy” trách nhiệm của tư lệnh ngành công thương về vấn đề này.
Hàng loạt dự án tỷ đô chậm tiến độ
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, trước nguy cơ thiếu điện trầm trọng từ năm 2020 khi có 47/62 dự án chậm tiến độ, nhiều ĐBQH đã đặt câu hỏi về nguyên nhân và trách nhiệm của tư lệnh ngành công thương.
Cụ thể, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho hay, việc chậm tiến độ tại các dự án điện ở Bạc Liêu, Bình Thuận (dự án Cà Ná) có dấu hiệu của lợi ích nhóm. Ngoài ra, ông Nhưỡng cũng đặt yêu cầu Bộ trưởng Công thương cho biết trách nhiệm của mình trong dự án điện Long Phú 1.
Trả lời đại biểu Nhưỡng, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, dự án Long Phú 1 mới hoàn thành 77,56% so với kế hoạch. Nguyên nhân xuất phát từ việc Chính phủ Mỹ áp đặt lệnh cấm vận trực tiếp nhà thầu Power Machines (PM - Nga) từ ngày 28/1/2018.
 
Dự án điện Long Phú 1 vẫn đang ngổn ngang chưa thể hoàn thiện.
Theo thông tin từ đại diện ngành công thương, Long Phú 1 là dự án quan trọng trong tổng sơ đồ điện 7 và đặt tại tỉnh Sóc Trăng với tổng vốn hơn 29.500 tỉ đồng. Kế hoạch ban đầu là 45 tháng và 49 tháng lần lượt hoàn thành cho từng tổ máy. Việc hoàn thành tổ máy 1 ước tính vào 30/10/2018, và tổ máy 2 vào 29/2/2019, tuy nhiên, đến nay, dự án đã chậm tiến độ.
“Hiện nay, nhà thầu của Nga đang bị đưa vào danh sách cấm vận của Mỹ, không cho phép tham gia thực hiện các hoạt động giao dịch quốc tế. Trong đó có những thanh toán sử dụng đồng USD, cũng như các hoạt động liên quan đến các nhà thầu phụ của Mỹ. Chính vì vậy các nhà thầu phụ của Mỹ không có điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án này với nhà thầu PM của Nga cũng như các cơ chế thanh toán đang bị ngăn chặn” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm, do năng lực của tổng thầu từ nước Nga không còn đảm bảo, do đó, cần phải tìm nhà thầu khác. Tuy nhiên, trong quá trình tìm nhà thầu khác, tổng thầu Nga đã kiện ra tòa án quốc tế nên các vấn đề pháp lý còn gặp nhiều vướng mắc.
“Đến nay, có thể nói, với câu chuyện bị cấm vận như thế này, năng lực của tổng thầu không còn đủ điều kiện để thực hiện. Vì vậy, chúng ta đang tính đến phương án có thể tiếp quản lại dự án và để cho tổng thầu mới, trong nước hoặc đối tác khác thực hiện. Nhưng đây là vấn đề phức tạp, trong khi đang đàm phán giữa chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí quốc gia với nhà thầu này, tổng thầu này đã trình hồ sơ kiện ra Toà án quốc tế với trọng tài là Singapore. 
Hiện nay, các phương án án để xử lý các vướng mắc của dự án này thì Chính phủ vẫn đang chỉ đạo tiếp tục phối hợp không chỉ giới hạn trong phạm vi của chủ đầu tư Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Phải có cơ chế liên Chính phủ giữa Chính phủ Nga và Chính phủ Việt Nam.” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Đánh giá khả năng cho phép tư nhân tham gia xây dựng đường dây truyền tải điện, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) đề nghị cân nhắc, cũng như tính toán kỹ lưỡng về khả năng giải toả hết công suất đến cuối năm 2020.
Trả lời vấn đề trên, bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, hiện nay, Luật đầu tư và Luật điện lực quy định nhà nước độc quyền trong truyền tải điện, do đó, việc xã hội hoá đầu tư không chủ động, năng lực giải toả công suất và truyền tải điện còn yếu. Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cho biết, có thể sửa luật, hoặc hướng dẫn cho doanh nghiệp về hình thức đầu tư PPP.
Nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng đã cận kề
Theo đánh giá của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngành điện đã đáp ứng đủ nhu cầu điện trong năm qua. Tuy nhiên, việc phát triển điện năng còn chậm, nếu không nhanh chóng có giải pháp thì nguy cơ thiếu điện là hiện hữu.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, những khó khăn của ngành gồm cơ cấu nguồn điện thay đổi nhanh so với quy hoạch; nhu cầu vốn đầu tư lớn, mỗi năm cần tới 3 tỉ USD cho lưới điện và 9 tỉ USD cho nguồn điện. Bên cạnh đó, đầu tư nguồn và truyền tải điện còn mất cân đối, hạn chế giải tỏa công suất; nguyên liệu cho các nhà máy điện than, khí khó khăn…
 
Trong trường hợp các dự án điện nằm trong kế hoạch không thể vận hành đúng tiến độ, tình trạng thiếu điện sẽ trầm trọng hơn mức dự báo.
Phó thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện. Ngoài ra, yêu cầu Bộ Công thương bổ sung hoàn thiện báo cáo dự án điện Bạc Liêu. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho những dự án trọng điểm như nhiệt điện Thái Bình 2, đẩy nhanh tiến độ các dự án như nhiệt điện Quảng Trạch, Nhơn Trạch, Vân Sơn…, 
“Sơ bộ với khoảng 60 dự án đang đầu tư, có 35 dự án công suất từ 200 MW trở lên chậm tiến độ từ 1 đến 5 năm, thậm chí có dự án còn chậm kéo dài hơn nữa, với tổng công suất khoảng 39.000 MW, từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu điện từ năm 2019…” Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cảnh báo.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Bộ Công thương cần huy động nguồn xã hội hóa, hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào 2023. Bên cạnh xử lý những tồn tại của dự án trọng điểm, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt điện.
Trước đó, theo cảnh báo từ Bộ Công Thương, cả nước có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020. Trong đó, mức thiếu hụt tại các tỉnh miền Nam tăng cao hơn dự kiến với mức từ 3,7 tỷ kWh năm 2021 lên gần 10 tỷ kWh năm 2022. Mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ kWh năm 2024 và 3,5 tỷ năm 2025.
Thanh Phong (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Lexus ES250 F Sport 2024: Mẫu sedan thể thao hạng sang với giá từ 2,95 tỷ đồng

Lexus ES250 F Sport 2024: Mẫu sedan thể thao hạng sang với giá từ 2,95 tỷ đồng

(GLO)- Lexus ES 250 F Sport 2024 là mẫu sedan thể thao cao cấp, thuộc thế hệ thứ 7 của dòng Lexus ES. Ra mắt lần đầu tại Việt Nam vào đầu năm 2024, ES 250 F Sport đã nhanh chóng thu hút người tiêu dùng nhờ thiết kế đậm chất thể thao, hiệu suất vận hành ấn tượng và các tiện nghi hiện đại.

Honda SH 350i 2025: Xe đẳng cấp tiện nghi cho đô thị có giá trên 151 triệu đồng

Honda SH 350i 2025: Xe đẳng cấp tiện nghi cho đô thị có giá trên 151 triệu đồng

(GLO)- Honda SH 350i 2025 mang đến một diện mạo hiện đại và sang trọng, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu di chuyển trong thành phố. Nhờ kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và động cơ mạnh mẽ, phiên bản mới nhất này khẳng định vị thế trong dòng xe tay ga cao cấp với giá trên 151 triệu đồng.

MG ZS 2021: Trải nghiệm mẫu xe gầm cao giá rẻ, trên 595 triệu đồng

MG ZS 2021: Trải nghiệm mẫu xe gầm cao giá rẻ, trên 595 triệu đồng

(GLO)- ZS 2021 là mẫu SUV cỡ nhỏ đến từ thương hiệu MG nổi tiếng của Anh quốc. Với thiết kế hiện đại, trang bị tiện nghi đầy đủ và mức giá hợp lý, MG ZS 2021 là lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm kiếm một chiếc SUV nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong đô thị với mức giá trên 595 triệu đồng.

Honda BR-V 2023: Mẫu SUV đáng mua nhất trong phân khúc, giá trên 730 triệu đồng

Honda BR-V 2023: Mẫu SUV đáng mua nhất trong phân khúc, giá trên 730 triệu đồng

(GLO)- Honda BR-V 2023 sở hữu thiết kế hiện đại, không gian nội thất rộng rãi và trang bị động cơ 1.5L mạnh mẽ. Với gói an toàn Honda Sensing được trang bị trên xe và mức giá hợp lý trên 730 triệu đồng, BR-V 2023 thu hút nhiều gia đình đang tìm kiếm một mẫu xe vừa tiện nghi vừa an toàn.

KTM 350 EXC-F Six Days: "Chiến mã" vượt mọi địa hình với giá 489 triệu đồng

KTM 350 EXC-F Six Days: "Chiến mã" vượt mọi địa hình với giá 489 triệu đồng

(GLO)- KTM 350 EXC-F Six Days không chỉ là một chiếc xe địa hình thông thường, mà là biểu tượng của sự kết hợp giữa sức mạnh, sự linh hoạt và tính ổn định vượt trội. Phiên bản đặc biệt này được thiết kế để chinh phục mọi địa hình với hiệu suất cao nhất trong giải đua danh giá Six Days Enduro.