Kết hợp '3 nhà' trong giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các mô hình thành công từ Đức, Úc... cho thấy vai trò then chốt của doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp.

Ngày 14-6, Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Mô hình doanh nghiệp trong trường và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành”.

Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM, nhấn mạnh vai trò của các sơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với thị trường lao động
Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM, nhấn mạnh vai trò của các sơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với thị trường lao động

Tại hội thảo, TS Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM, cho biết sau khi sáp nhập các đơn vị, tổng thu ngân sách bình quân mỗi ngày đêm của khu vực TP HCM ước tính đạt 1.800 tỉ đồng, tăng đáng kể so với 1.200 tỉ đồng hiện tại. Con số ấn tượng này mở ra cơ hội lớn để đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Ông Nhựt cho rằng trong bối cảnh yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng, hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp là yếu tố then chốt để nâng cao kỹ năng thực hành và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, mối liên kết này còn lỏng lẻo, thiếu cơ chế và chính sách khuyến khích rõ ràng. Nhiều quốc gia như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đã xây dựng thành công các mô hình hợp tác hiệu quả, với vai trò chủ động của doanh nghiệp.

Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn ký kết hợp tác với các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, cơ hội thực tập và tìm việc làm uy tín sau khi tốt nghiệp
Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn ký kết hợp tác với các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, cơ hội thực tập và tìm việc làm uy tín sau khi tốt nghiệp

Ví dụ, Đức có mô hình đào tạo kép, học viên vừa học tại trường nghề vừa thực hành tại doanh nghiệp và được trả lương. Doanh nghiệp tham gia thiết kế chương trình, đánh giá đầu ra. Luật đào tạo nghề rõ ràng và sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp đã giúp trên 90% học viên có việc làm sau tốt nghiệp.

Úc có mô hình học nghề kết hợp thực tập hưởng lương với sự hỗ trợ của chính phủ và chương trình đào tạo sát thực tế. Tỉ lệ chuyển tiếp việc làm đạt trên 80%...

Theo ông Trần Hiếu Thành, Phó Lãnh sự Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, mô hình vừa học vừa làm tại Đài Loan - Trung Quốc rất phù hợp với nhu cầu đào tạo nghề tại Việt Nam. Ông cho biết đến năm 2024, Việt Nam có gần 40.000 du học sinh tại Đài Loan.

Cô Trần Thanh Nhàn, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn, thông tin giai đoạn 2026–2030, nhu cầu nhân lực qua đào tạo là trên 300.000, trong đó trình độ sơ cấp - trung cấp, CĐ chiếm hơn 65%, ĐH trở lên chiếm gần 20%, còn lại là lao động phổ thông. Với 121 trường trung cấp, CĐ và hơn 90.000 học sinh, sinh viên, TP HCM là nơi tập trung các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đông nhất nước, đã và đang có những đóng góp thiết thực trong việc cung ứng nguồn nhân lực cho xã hội.

"Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không thể phát triển đơn độc mà cần hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong đào tạo, đặc biệt là đào tạo kỹ năng và thực hành. Như vậy, sinh viên khi tốt nghiệp mới trở thành nguồn lao động chất lượng cao" - cô Nhàn nhận định.

Mô hình kết hợp "3 nhà" sẽ giúp sinh viên trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng hơn
Mô hình kết hợp "3 nhà" sẽ giúp sinh viên trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng hơn

TS Nguyễn Minh Nhựt đề xuất kết hợp giữa "3 nhà". Theo đó, nhà nước luật hóa trách nhiệm, hỗ trợ tài chính và giám sát; nhà doanh nghiệp thiết kế chương trình, tiếp nhận thực tập và đào tạo lại; nhà trường đào tạo nghề kết nối doanh nghiệp, cập nhật nội dung và đánh giá năng lực. Ngoài ra, cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.

Theo Huế Xuân (NLDO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao phần thưởng cho thủ khoa tốt nghiệp THPT của tỉnh tại Tuy Phước Đông

Gia Lai: Trao phần thưởng cho thủ khoa tốt nghiệp THPT của tỉnh tại Tuy Phước Đông

(GLO)- Sáng 20-7, Đoàn xã Tuy Phước Đông phối hợp cùng Đoàn Trường THPT Nguyễn Diêu và đại diện Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Phước Sơn đã đến thăm, chúc mừng và trao phần thưởng trị giá 5 triệu đồng cho em Phạm Ngọc Nhã Uyên-thủ khoa cấp tỉnh khối D01 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh sau hợp nhất tỉnh

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh sau hợp nhất tỉnh

(GLO)- Chủ trương tiếp nhận học sinh từ Trường THPT chuyên Hùng Vương về Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và việc hỗ trợ con em cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo bố mẹ chuyển công tác về trung tâm hành chính sau hợp nhất tỉnh được nhiều người quan tâm.

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra khi vừa sáp nhập tỉnh, thành, việc công bố điểm thi sẽ theo tỉnh, thành mới; Bộ GD-ĐT sẽ phân tích kết quả thi để đánh giá độ khó của đề thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi...là những điểm đặc biệt trong việc chấm thi và công bố kết quả thi.

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

(GLO)- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã khép lại nhưng cánh cửa tương lai của các sĩ tử vừa mới mở ra. Đề thi năm nay được đánh giá có độ phân hóa rõ rệt khiến nhiều em lo ngại điểm số không như kỳ vọng. Trước tình hình đó, nhiều học sinh bắt đầu trăn trở trước ngã rẽ: chọn đại học hay học nghề?

Trường ĐH Quy Nhơn, Tập đoàn GEO và Công ty TNHH O-Door Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ. Ảnh: Hồ Điểm

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo hiện đại

(GLO)- Ngày 14-7, tại Trường Đại học Quy Nhơn đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-Door Việt Nam về việc xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

null