Kbang: Mắc ca được mùa nhưng mất giá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hiện nay, tại các xã có diện tích trồng cây mắc ca lớn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) như: Sơ Pai, Sơn Lang, Đak Rong, Krong đã kết thúc vụ thu hoạch. Tuy năng suất mắc ca vượt trội nhưng do giá hạt tươi bán ra chỉ bằng một nửa năm ngoái khiến nông dân không mấy phấn khởi.

Ông Nguyễn Trí Hường (thôn 3, xã Sơ Pai) có 7 sào mắc ca trồng xen cà phê. Ông Hường cho hay: “Năm nay, cây mắc ca đậu quả nhiều hơn năm trước nhưng giá bán lại rất thấp. Năm ngoái, tôi thu được 6 tạ, bán với giá 120 ngàn đồng/kg. Trong khi năm nay thu hơn 7 tạ nhưng chỉ bán được giá 60 ngàn đồng/kg nên thu nhập cũng giảm một nửa so với năm ngoái. Vườn cây của gia đình tôi đã thu được 5 vụ nhưng chưa có năm nào giá bán lại thấp như năm nay”.

Ông Nguyễn Trí Hường (thôn 3, xã Sơ Pai) thu hoạch mắc ca. Ảnh: Ngọc Sang
Ông Nguyễn Trí Hường (thôn 3, xã Sơ Pai) thu hoạch mắc ca. Ảnh: Ngọc Sang


Tương tự, ông Thiều Viết Đoàn (thôn Thống Nhất, xã Sơn Lang) cũng cho biết: 1,5 ha mắc ca của gia đình được trồng xen với cà phê từ năm 2015. Năm nay, vườn cây bắt đầu thu hoạch vụ chính nên ông đã đầu tư 10 triệu đồng tiền phân bón, công chăm sóc để mong đạt năng suất cao. Vụ này thu được 8 tạ nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Ông đã dành một phần phơi khô, bỏ ra 8 triệu đồng mua máy sấy về sơ chế, đóng gói bán với giá cao hơn để có thêm tiền chi tiêu trong gia đình cũng như tái đầu tư vụ tới.

“So với cây cà phê thì mắc ca rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Đến vụ thu hoạch, mỗi héc ta chỉ cần khoảng 2 nhân công thu hái trong vòng 15 ngày là xong. Với giá hạt mắc ca tươi hiện nay thì thu nhập của gia đình giảm rất nhiều dù được mùa”-ông Đoàn chia sẻ.

Sơn Lang là một trong những xã có diện tích trồng mắc ca lớn của huyện Kbang. Ông Lê Duy Kiên-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã-cho biết: Toàn xã có gần 200 ha mắc ca, hầu hết được trồng xen với cà phê. Trong số này có 90 ha được trồng từ năm 2015 trở về trước, hiện đã cho thu hoạch.

Những năm trước, hạt mắc ca được giá nên người dân có thu nhập trung bình 70-100 triệu đồng/ha. Năm nay, mắc ca được mùa nhưng giá lại giảm nên thu nhập của người dân hụt nhiều. “Xã khuyến cáo người dân nếu có mở rộng thêm diện tích mắc ca trong thời gian tới thì nên trồng xen với các loại cây khác để tránh “được mùa, mất giá”-ông Kiên thông tin.

Huyện Kbang có hơn 550 ha mắc ca, tập trung tại các xã: Sơ Pai, Đak Rong, Sơn Lang, Krong. Trong đó, khoảng 75% diện tích mắc ca được trồng xen, chủ yếu là trồng trong vườn cà phê. Đến nay, có trên 120 ha mắc ca cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt khoảng 5 tạ/ha đối với diện tích trồng xen và 1-1,5 tấn/ha đối với diện tích trồng thuần; cho thu nhập 50-150 triệu đồng/ha/năm. Cây mắc ca trồng xen góp phần tăng hệ số sử dụng đất, đồng thời che bóng, chắn gió cho cây cà phê.

Trên địa bàn huyện Kbang có khoảng 10 cơ sở chế biến hạt mắc ca quy mô hộ gia đình với các sản phẩm như: hạt mắc ca sấy nứt, nhân mắc ca ngào mật ong, sữa mắc ca, tinh dầu mắc ca. Trong đó, có 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đã có doanh nghiệp đầu tư dự án phát triển cây mắc ca, triển khai liên kết đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với hộ dân, hợp tác xã và bước đầu sản xuất cây giống.

 Ông Thiều Viết Đoàn (xã Sơn Lang, huyện Kbang) sơ chế, đóng gói sản phẩm hạt mắc ca để bán với giá cao hơn. Ảnh: N.S
Ông Thiều Viết Đoàn (xã Sơn Lang, huyện Kbang) sơ chế, đóng gói sản phẩm hạt mắc ca để bán với giá cao hơn. Ảnh: Ngọc Sang


Ông Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho biết: Những năm gần đây, người dân trồng xen cây mắc ca trong vườn cà phê tái canh. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca không quá phức tạp, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thể thực hiện được, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, mô hình trồng xen với cây ngắn ngày (cây đậu) rất phù hợp với điều kiện canh tác của các hộ dân tộc Bahnar, giúp họ lấy ngắn nuôi dài.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn để phát triển cây mắc ca trên địa bàn theo hình thức trồng xen với cây khác, đặc biệt là trong diện tích tái canh cà phê. Các hộ dân không nên phá bỏ vườn cây do giá hạt mắc ca giảm trong thời điểm hiện nay. Đồng thời, tập trung đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm cho hộ dân. Bên cạnh đó, huyện sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đăng ký nhãn hiệu, tiếp tục phát triển sản phẩm theo chương trình OCOP”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang thông tin.

 NGUYỄN SANG
 

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.