Kbang: 31 học viên tham gia lớp đào tạo nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 27-11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Kbang phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức bế giảng và trao giấy chứng nhận cho 31 học viên thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo xã Đak Smar tham gia lớp đào tạo nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò”.
Các học viên được trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Ảnh: Hà Đức Thành

Các học viên được trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Ảnh: Hà Đức Thành

Trong thời gian 45 ngày, các học viên được tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật, các biện pháp kỹ thuật trong phòng-chống dịch bệnh cho trâu, bò; cách bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại; kiến thức sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi…; những kiến thức về khoa học kỹ thuật và các kỹ năng cơ bản cách chăm sóc trâu, bò và phương pháp phát hiện, điều trị những bệnh thường gặp. Phần học thực hành, các học viên được triển khai kỹ thuật trồng cỏ, làm thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật làm, che chắn chuồng trại, thu dọn vệ sinh khu vực chuồng trại tại gia đình của một số học viên.

Việc mở lớp dạy nghề cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống kinh tế, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.